Quy định về hưởng trợ cấp một lần

Quy định về hưởng trợ cấp một lần

Từ khi tôi nghỉ hưu đến nay (1/5/2019) nhà trường đã làm hồ sơ hưởng trợ cấp một lần theo Nghị định nhưng đến nay tôi vẫn chưa được hưởng. Vậy trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu không?

Lê Quốc Vũ (lequocvu***@soctrang.edu.vn)

* Trả lời: Theo thư bạn viết, thì trường hợp của bạn vẫn áp dụng theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ. Tại Điều 8 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP quy định về Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế, xã hội – đặc biệt khó khăn (KTXH – ĐBKK) hoặc nghỉ hưu có nêu:

Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK hoặc nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK.

Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK được trợ cấp bằng 1/2 tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: Mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK hoặc nghỉ hưu.

Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới 3 tháng thì không tính; Từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng thì được tính bằng 1/2 công tác; Từ trên 6 tháng đến 12 tháng thì được tính bằng 1 năm công tác.

Trong thư bạn không nói rõ, bạn được điều động đến Trường Tiểu học Đại Ân 1A (Cù Lao Dung, Sóc Trăng) cụ thể là ngày, tháng, năm nào, nên chúng tôi không đủ cơ sở dữ liệu để tư vấn chính xác cho bạn. Vì vậy bạn cần đối chiếu với hồ sơ công tác của mình. Nếu bạn có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện KTXH – ĐBKK từ đủ 10 năm trở lên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định hiện hành.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.