Quảng Bình di dời 7 cá thể hổ Đông Dương đến khu nuôi mới

GD&TĐ - Trước khi di dời 7 cá thể hổ đến khu nuôi mới, Ban quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phối hợp cơ quan chuyên môn kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt.

Lực lượng chức năng di dời 7 cá thể hổ đến khu vực nuôi mới.
Lực lượng chức năng di dời 7 cá thể hổ đến khu vực nuôi mới.

Ngày 3/8, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Nước Việt và Tổ chức động vật Châu Á tiến hành di dời 7 cá thể hổ Đông Dương đến khu chuồng nuôi mới.

7 cá thể hổ đang được chăm sóc và nuôi dưỡng tại Khu cứu hộ động vật hoang dã thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đây là vật chứng của vụ án hình sự, được Vườn Quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An bàn giao để cứu hộ vào ngày 22/3/2022.

Đến nay, 7 cá thể hổ đang sinh trưởng và phát triển tốt. Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã triển khai xây dựng Khu chuồng nuôi mới với quy mô lớn về diện tích và không gian, tạo điều kiện để 7 cá thể hổ sinh trưởng và phát triển ổn định.

Các cá thể hổ được chuyên gia kiểm tra sức khỏe trước khi di dời.

Các cá thể hổ được chuyên gia kiểm tra sức khỏe trước khi di dời.

Nhằm bảo đảm cho việc di dời hổ về khu chuồng nuôi mới an toàn, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã phối hợp với các chuyên gia xây dựng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và thành lập các nhóm chuyên môn trong suốt quá trình thực hiện.

Mỗi cá thể hổ được chuyên gia gây mê bằng ống thổi kim tiêm chuyên dụng. Sau khi gây mê, nhóm vận chuyển hổ từ chuồng nuôi cũ lên phòng thú y, kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng vaccine. Tại đây, các cá thể hổ được các chuyên gia chụp Xquang, siêu âm, lấy mẫu máu, nước tiểu và các mẫu khác.

Khi hoàn thành các bước, các chuyên gia sẽ vận chuyển hổ vào khu chuồng nuôi mới để theo dõi quá trình hồi phục sau gây mê.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...