Đó là kết quả của một nghiên cứu mới đây do các nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư ở London (Anh) thực hiện.
Nghiên cứu được thực hiện trên 113.000 phụ nữ. Những phụ nữ này được yêu cầu đánh giá lượng ánh sáng trong phòng ngủ của mình vào ban đêm theo các mức độ: đủ sáng để đọc, đủ sáng để nhìn được căn phòng nhưng không đọc được, đủ sáng để nhìn thấy tay để trước mặt nhưng không đủ sáng để nhìn được căn phòng và không đủ sáng để nhìn thấy bàn tay, hoặc bạn đeo mặt nạ khi ngủ.
Câu trả lời của họ được so sánh với một vài số đo của bệnh béo phì. Chỉ số BMI, tỷ lệ từ eo đến hông và chu vi vòng eo của những phụ nữ ngủ trong các căn phòng sáng hơn đều cao hơn.
Nguyên nhân là do ánh sáng làm gián đoạn đồng hồ sinh học mà cơ thể chúng ta có được từ quá trình tiến hóa, khi chúng ta hoạt động vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm.
Ánh sáng làm thay đổi tâm trạng, thể chất và kể cả cách cơ thể xử lý thức ăn trong vòng tuần hoàn 24 giờ. Ánh sáng nhân tạo làm gián đoạn đồng hồ sinh học bằng cách trì hoãn sự sản sinh của hormon ngủ melatonin.