Phòng chống Covid-19: Các hãng ô tô “lấn sân” sang sản xuất thiết bị y tế

Phòng chống Covid-19: Các hãng ô tô “lấn sân” sang sản xuất thiết bị y tế

Việc tái sử dụng các nhà máy sản xuất ô tô để sản xuất khẩn cấp đã từng xảy ra trong Thế chiến II, khi chúng được sử dụng để chế tạo xe tăng và máy bay chiến đấu. Nhưng một số chuyên gia nói rằng, trong tình huống này, việc sản xuất máy thở chăm sóc quan trọng sẽ đòi hỏi các kỹ thuật và quy trình khác biệt so với những gì một nhà máy sản xuất ô tô thường thấy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sử dụng các phép loại suy kinh tế thời chiến để biện minh cho sự quan tâm đặc biệt của ông đối với ngành công nghiệp ô tô khi đất nước này đang phải vật lộn với số lượng ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất thế giới. Cuối cùng, ông sử dụng luật thập niên 50 liên quan đến sản xuất quốc phòng để buộc một trong những nhà máy của GM chế tạo máy thở.

Trong khi đó, tại Pháp, một tập đoàn gồm các công ty công nghiệp đã được thành lập - bao gồm PSA và nhà cung cấp thiết bị ô tô Valeo - để sản xuất ra được “10.000 máy thở vào giữa tháng 5”, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố vào tuần đầu tiên của tháng 4/2020.

Về phần mình, Mercedes đã yêu cầu đội đua Công thức 1 của họ, vốn đang trong tình trạng không hoạt động do các cuộc đua Grand Prix bị hoãn hoặc hủy bỏ, bắt tay vào việc. Đội 6 lần vô địch thế giới đã chế tạo một thiết bị hô hấp ít xâm lấn cho máy thở - thứ cần đi kèm với ống thở và thuốc an thần - cho những bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhóm cho biết, họ có thể sản xuất khoảng 1.000 chiếc mỗi ngày với sự giúp đỡ của sáu đội F1 khác có trụ sở tại Anh vốn đã cam kết giúp chế tạo các thiết bị.

Trong tình hình các bệnh viện trên khắp thế giới đối mặt với sự gia tăng đột biến về số lượng bệnh nhân Covid-19, sự khan hiếm về thiết bị đã buộc các bác sĩ phải làm việc trong điều kiện vô cùng khó khăn. Vậy nên, Nhà sản xuất ô tô Mỹ General Motors và Ford, Công ty xe hơi PSA và Renault của Pháp, ngay cả các kỹ sư Công thức 1 đã gia nhập hàng ngũ để đối phó với sự thiếu hụt lớn về các thiết bị y tế.  

Một phiên bản của thiết bị - làm tăng lưu lượng không khí và oxy vào phổi, thường được sử dụng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ - đã được sử dụng tại các bệnh viện ở Ý và Trung Quốc. Sứ mệnh “Project Pitlane” tận dụng các kỹ năng cốt lõi của ngành F1: Thiết kế nhanh, sản xuất nguyên mẫu, thử nghiệm và lắp ráp lành nghề.

Tuy nhiên, một số người hoài nghi về sự xâm nhập của ngành công nghiệp xe hơi vào thế giới thiết bị y tế. The Bulletin of the Atomic Scientists (bản tin của các nhà khoa học nguyên tử), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên viết về các vấn đề khoa học và an ninh toàn cầu cho biết, các nhà sản xuất ô tô không phải là chỗ dựa tốt nhất trong việc lắp đặt thiết bị y tế. “Máy thở có thể giống với máy bơm và máy điều hòa không khí được sử dụng trong ô tô, nhưng rất ít nhà sản xuất ô tô tự chế tạo - họ mua chúng từ các nhà sản xuất chuyên dụng, đồng thời vẫn phụ thuộc vào các nhà cung cấp thường xuyên ở nước ngoài. Nhưng tại thời điểm các chuỗi cung ứng gần như đã dừng lại” - theo ý kiến đưa ra từ tổ chức này.

Nhưng các nhà sản xuất xe hơi tuyên bố họ đủ khả năng thực hiện sứ mệnh.

Renault đặt trung tâm công nghệ của mình ra bên ngoài Paris để tập trung phát triển một nguyên mẫu sử dụng các thiết bị hiện đại bậc nhất như máy in 3D. Trong cuộc đua thế giới để đánh bại virus Corona, thời gian là điều cốt yếu. Đối với các kỹ sư Công thức 1 và Đại học London, “họ mất không đến 100 giờ từ cuộc họp ban đầu đến khi sản xuất được thiết bị đầu tiên”, theo tuyên bố.

Việc các nhà sản xuất ô tô chuyển hướng sang sản xuất thiết bị y tế không còn quá xa lạ trong thời điểm hiện nay. Trước đó, nhiều hãng xe lớn cũng đã quyết định “sản xuất khẩu trang và nước khử trùng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong phòng chống Covid-19. 

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

HLV Kim Sang Sik chính thức nhận lời dẫn dắt tuyển Việt Nam.

AFC đưa tin về HLV Kim Sang Sik

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) mới đây đã đăng tải bài viết đưa tin về việc VFF bổ nhiệm ông Kim Sang Sik làm HLV trưởng các đội tuyển Việt Nam.