Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu giải pháp phòng chống sai phạm thi cử

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình. Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an kiểm tra xác minh, nếu có dấu hiệu vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

“Hiện nay, Bộ công an đang tiếp tục điều tra xác minh để xử lý sai phạm trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại một số địa phương. Trong phiên họp gần đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2019 bảo đảm trung thực, khách quan, tạo niềm tin cho phụ huynh, học sinh cả nước, đồng thời đề ra một số giải pháp chấn chỉnh bảo đảm Kỳ thi được tổ chức khách quan trung thực” – Phó Thủ tướng Trương Hòa Binh nói.

Đi thẳng vào câu hỏi của đại biểu Quốc hội chất vấn về những giải pháp căn cơ để tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia không xảy ra sai phạm như năm 2018, Phó Thủ tướng chia sẻ: Có câu chuyện là, phụ huynh muốn cho con em thi đậu nên có hành động tiêu cực. Cũng có người trong ngành Giáo dục tiêu cực, quản lý nhà nước chưa được chặt chẽ nên để xảy ra sai sót, để lợi dụng dẫn đến hành vi tiêu cực.

Theo Phó Thủ tướng, trước hết là ý thức, trách nhiệm chung của xã hội, phụ huynh, học sinh, cán bộ công chức nhà nước và trách nhiệm của thầy cô giáo làm thế nào để củng có nền tảng đạo đức xã hội.

Ngoài ra, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm sống trung thực, tôn trọng những giá trị đạo đức, xã hội, tôn trọng quyền lợi của người khác và không làm mất đi cơ hội của người khác. Đó là nhận thức chung của xã hội; nhận thức này phải được giáo dục ngay từ trong nhà trường, từ cấp mẫu giáo và các cấp học; trong các cơ quan nhà nước, trong hệ thống chính trị, bộ máy ngành GD. Phụ huynh học sinh cũng phải nhận thức được điều này, có như vậy mới lên án các hành vi tiêu cực.

Cùng với đó là nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, cán bộ công chức, đạo đức công vụ, trách nhiệm nhiệm quản lý nhà nước và điều hành công việc. Đồng thời củng cố quy chế thi cử chặt chẽ, có sự phối hợp với các bộ ngành, các cơ quan chức năng trong tổ chức thi cử bảo đảm khách quan, nghiêm minh. Mặt khác các các cơ quan cùng tham giám sát và xã hội cùng giám sát.

“Tất cả phải toàn diện, nếu phát hiện vi phạm ở mức nào thì xử lý ở mức đó. Ở mức hành chính thì xử lý hành chính, còn đến mức xử lý hình sự thì phải xử lý hình sự. Không làm oan cũng như không có vùng cấm” Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.