Phiến quân Hồi giáo sử dụng mạng xã hội như thế nào?

Những kẻ cực đoan bạo lực am hiểu sâu sắc về truyền thông xã hội và tận dụng triệt để nền tảng này để tuyên truyền cho các thông điệp của chúng. Việc chặn các tài khoản này khó khăn như việc nhổ cỏ vậy, liên tục phải nhổ, nếu ngừng thì cỏ sẽ lại mọc.

Phiến quân Hồi giáo sử dụng mạng xã hội như thế nào?

Theo một cuộc khảo sát mới về truyền thông xã hội, những kẻ bạo lực của nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Levant (Isil) có thể dễ dàng truyền bá thông điệp của chúng qua tài khoản Twitter vì đã có đến 45.000 người theo dõi.

Ngoài ra, chúng lại còn có đến hàng ngàn "bot" – là những máy tính bị chiếm quyền điều khiển để tự động đăng nội dung lên Twitter.

  Phát hiện trên đã được JM Berger, một chuyên gia nghiên cứu về việc sử dụng mạng xã hội của các nhóm thánh chiến Hồi giáo trình lên Quốc hội Mỹ. JM Berger cho biết không có gì bí ẩn về việc Isil khai thác các mạng xã hội như thế nào nhằm truyền bá các thông điệp của chúng và điều đó đã giúp chúng nhắm đến đúng mục tiêu.

"Các tài khoản này – được miêu tả đầy đủ bằng dữ liệu thu thập được trong hơn 2 năm qua cũng như cả các tài liệu chiến lược của Isil – luôn phối hợp tuyên truyền cho Isil, đưa các đường link liên kết đến các cơ quan, tổ chức tuyên truyền của Isil và sử dụng các hashtag, khiến chúng dễ xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm hơn, và trong các kết quả do các bên thứ ba đưa ra", báo cáo kết luận.

Báo cáo này cung cấp một cái nhìn về những hoạt động online của nhóm thánh chiến Hồi giáo, ,  đúng lúc các chính phủ đang tìm cách làm thế nào kiểm soát tốt các mạng xã hội, trong khi có nhiều ý kiến lo ngại về việc lợi dụng sự tự do Internet.

"Ngoài ra, Isil và gần đây hơn, cả al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập, còn dùng các "bot" – những máy tính bị chiếm quyền điều khiển, có thể tự động gửi thông điệp lên Twitter", Berger nói. "Có hàng ngàn bot như thế hỗ trợ ISIS và các tổ chức phi pháp khác".

Berger cũng cho biết Twitter đã bắt đầu nhắm đến các tài khoản Isil trước khi nhóm này tung ra video về cảnh chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley.  Có khoảng 800 người dùng Isil – và khoảng 18.000 tài khoản liên quan khác – đã bị Twitter chặn kể từ mùa thu vừa qua.

Năm ngoái, ShamiWitness, một trong những người ủng hộ Isil mạnh mẽ nhất trên mạng xã hội, đã bị cảnh sát Ấn Độ bắt giữ. "Việc treo, chặn các tài khoản phải được tiến hành liên tục. Nó cũng giống như việc nhổ cỏ cho một khu vườn. Bạn không thể "đánh bại" cỏ, bạn phải kiểm soát chúng, và nếu ngừng cắt cỏ, cỏ sẽ lại mọc lên", báo cáo viết.

Nhưng thế giới cũng sẽ được hưởng lợi nếu để lại một số tài khoản Isil, bởi vì "để một số tài khoản Isil tiếp tục hoạt động nhưng ở mức thấp, nó cũng cung cấp nguồn thông tin mở cho các nhà chức trách".

Theo VnReview/ Telegraph

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ