Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế ĐỗXuân Tuyên. Đến nay, Bộ Y tế đã tích cực triển khai vànhân rộng mô hình 26 trạm y tế xã điểm theo nguyên lý y học gia đình nhằm đổimới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng caonăng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ. Các công nghệ y tế, kỹ thuật cao liêntục được cập nhật và chuyển giao từ Trung ương đến địa phương và tới cấp thấphơn để hoàn thành ngày một tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo đó, Bộ Y tế đã và đangtriển khai gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở; xây dựng cơ chế chínhsách, tài chính cho y tế xã, phường. Đồng thời, xây dựng và được phê duyệt chủtrương đầu tư, được cho phép đàm phán Hiệp định với nhà tài trợ đối với 2 dự ánlà Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn sử dụngvốn ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á, tổng mức đầu tư 110,6 triệu USD; dự ánĐầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở vay vốnNgân hàng Thế giới, tổng mức đầu tư 110 triệu USD.
Về vấn đề đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực cho y tế cơ sở, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng cho biết:Hiện đã có khoảng 90%trạm y tế xã có bác sĩ làm việc, 95% trạm y tế xã có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh,99,7% xã có cơ sở trạm, 99% thôn, bản, ấp có nhân viên y tế hoạt động, 76% xãđạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Ngành y tế còn tiếp tục triển khai Đề án "Cửcán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyếncuối của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh về hỗ trợ các trạm y tế xã, phường, thị trấnnhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh giai đoạn 2018 - 2020"; tổ chức đàotạo nâng cao năng lực cán bộ y tế theo Đề án "Tăng cường đào tạo, chuyển giaokỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn y tế xã, phường giai đoạn 2019 - 2025".Bộ đã tổ chức được 6 khóa bác sĩ trẻ đã tốt nghiệp, bàn giao 104 bác sĩ cho 48huyện nghèo thuộc 17 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Nhờ những nỗ lực nhằm bao phủ hệ thống chămsóc sức khỏe nhân dân mà nhiều ca bệnh khó, nhiều nguy cơ bệnh dịch đã đượcngăn chặn ngay tại địa phương. Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn2016 - 2020 sau 4 năm triển khai tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực; sốmắc, tử vong của các bệnh dịch nguy hiểm như lao, phong, sốt rét, HIV/AIDS đềugiảm. Bộ Y tế đã bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơsinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho hơn 90% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụnữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Công tác kết hợp quân dân y đượctriển khai sâu rộng trên toàn quốc.
Mặc dù đã đạt được những thànhcông nhất định, song, hệ thống y tế cơ sở vẫn cần thêm thời gian để củng cố vàhoàn thiện. Nhận xét về y tế cơ sở và hệ thống y tế dự phòng, Phó Thủ tướng VũĐức Đam cho rằng, công tác quản lý bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở cònnhiều khó khăn, chưa rộng khắp. Một số dịch bệnh lưu hành như sởi, sốt xuấthuyết, tay chân miệng vẫn còn ở mức có nguy cơ cao. Ngoài ra, hầu hết các cơ sởy tế mới chỉ tập trung vào chữa bệnh mà chưa có đủ điều kiện chăm sóc toàn diệnngười bệnh.
Để khắc phục những vấn đề đó, Phó Thủ tướngyêu cầu, trong năm 2020, Bộ Y tế cần nhân rộng mô hình điểm trạm y tế xã,phường hoạt động theo nguyên lý y học gia đình. Bộ cũng cần hoàn thành các bướcđổi mới cơ chế tài chính, hoạt động của y tế xã, phường, thị trấn để thực hiệnđúng vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, quản lý và điềutrị các bệnh không lây nhiễm của người dân trên địa bàn.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩynhanh việc thực hiện trung tâm y tế huyện đa chức năng, trực tiếp quản lý trạmy tế xã; sáp nhập các trung tâm làm nhiệm vụ dự phòng tuyến tỉnh thành Trungtâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Triển khai quyết liệt đề án xây dựng và phát triểnmạng lưới y tế cơ sở; đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, lập hồ sơ sứckhỏe, tập huấn và triển khai theo dõi, quản lý, điều trị một số bệnh không lâynhiễm tại trạm y tế. Xây dựng và triển khai các chính sách để duy trì, thu hútnhân lực, tăng cường luân phiên cán bộ cho tuyến dưới.
Tiếp tục đổi mới công táctruyền thông, giáo dục sức khỏe với các nội dung chính, chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Cung cấp kiến thức, kỹ năng về y tế dự phòng, dân số, an toàn vệ sinh thực phẩm,quyền và nghĩa vụ của công dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhằmthay đổi hành vi thực hiện lối sống lành mạnh cũng như khuyến khích người dântin tưởng và sử dụng dịch vụ y tế tuyến cơ sở. Tăng cường công tác y tế dựphòng, có giải pháp cụ thể, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,người khuyết tật. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám, chữabệnh ban đầu cho nhân dân.