Hố đen này nằm ở trung tâm của dải thiên hà Holm 15A, cách Trái Đất 700 triệu năm ánh sáng. Kích thước của nó lớn gấp đôi kích thước hố đen lớn nhất được phát hiện bằng kính thiên văn ở thời điểm trước đó, gấp 40 tỷ lần kích thước của Mặt Trời, và gấp 10.000 kích thước hố đen nằm ở phần lõi của dải Ngân Hà.
Hố đen này được nhóm thiên văn tại Max Planck phát hiện bằng việc sử dụng một dãy các loại kính thiên văn có kích thước lớn.
Nguồn dữ liệu bổ sung dồi dào từ đài thiên văn ở Chile đã giúp họ vẽ bản đồ cấu trúc của dải thiên hà Holm 15A một cách chi tiết chưa từng thấy, nhằm mô phỏng và giải thích sự hình thành của dải thiên hà trên và điểm khác thường ở khu vực trung tâm của nó.
Các hố đen, nói một cách đơn giản, là những thực thể to lớn và đầy uy lực ở ngoài vũ trụ. Với đường kính lên tới 790 Đơn vị Thiên văn (AU) (tương đương 118.182.317.853 km), chúng có thể nuốt chửng toàn bộ những hành tinh gần nhất và ném chúng ra rìa của dải thiên hà.
Tuy nhiên, hố đen mới được phát hiện tại Holm 15A vẫn chưa phải là hố đen lớn nhất được xác định, mà danh hiệu này thuộc về chuẩn tinh TON 618.
Những nghiên cứu gián tiếp của giới thiên văn cho thấy hố đen trên chuẩn tinh này lớn hơn Mặt Trời tới 66 tỷ lần, và thậm chí kích thước thực của nó còn lớn gấp 8 hoặc 9 lần so với ước tính ban đầu của các nhà thiên văn học.
Dù vậy, khám phá này vẫn góp phần mở rộng một cách đáng kể sự hiểu biết của nhân loại về quy mô của vũ trụ, cũng như những nền tảng cơ bản cho sự hình thành các dải thiên hà.