Cảnh giác chiêu lừa đảo thông qua việc thuê sim trực tuyến

GD&TĐ - Thông qua việc thuê sim trực tuyến, các đối tượng sẽ chiếm quyền quản lý mạng xã hội sau đó thực hiện các hành vi lừa đảo.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Công an tỉnh Hải Dương vừa đăng tải thông tin cảnh báo về thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản Facebook để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc thuê sim trực tuyến

Theo Công an tỉnh Hải Dương, hiện nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển bùng nổ của không gian mạng như Zalo, Facebook đã giúp cho con người dễ dàng giao lưu, kết nối với nhau hơn.

Tuy nhiên, mặt trái của nó chính là làm xuất hiện một loại tội phạm mới đó là tội phạm công nghệ cao, trong đó có thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản thông qua thuê sim trực tuyến.

Thủ đoạn mà các đối tượng dùng để chiếm đoạt tài khoản Facebook là truy cập vào các trang web cung cấp dịch vụ cho thuê sim trực tuyến để thuê số điện thoại nhận mã xác thực tài khoản Facebook, nếu số điện thoại có liên kết với tài khoản Facebook thì yêu cầu mã xác thực đổi mật khẩu để chiếm quyền quản trị.

Đầu tiên các đối tượng tạo tài khoản và nạp tiền vào các trang web cung cấp dịch vụ thuê sim trực tuyến như rentcode.co, codesim.net, vietnamfb.com... để thuê sim nhận tin nhắn hoặc cuộc gọi xác nhận các dịch vụ trên mạng như Facebook, Google, Twitter, Telegram, Zalo...

Sau đó, các đối tượng truy cập vào Facebook để kiểm tra số điện thoại đang thuê có được dùng để liên kết với tài khoản Facebook hay không. Nếu tài khoản được gắn với số điện thoại thuê thì sẽ sử dụng phần mềm Fplus được tải từ trang www.plus24h.com để tải các hình ảnh bạn bè của tài khoản Facebook nạn nhân.

Sau đó các đối tượng truy cập vào trang www.facebook.com yêu cầu đổi mã để đổi mật khẩu tài khoản Facebook về số điện thoại thuê, điền mã nhận được từ trang thuê sim và đổi mật khẩu để đăng nhập vào tài khoản của bị hại.

Để thực hiện hành vi trên, các đối tượng thường sử dụng quán internet công cộng, USB 3G, 4G hoặc sử dụng proxy (máy chủ internet chuyển tiếp thông tin) để kết nối mạng nhằm che dấu hoạt động phạm tội và dễ dàng đăng nhập nhiều tài khoản Facebook mà không bị khóa.

Sau khi chiếm được quyền quản trị tài khoản Facebook của nạn nhân, đối tượng thực hiện các hành vi như. Nhắn tin cho danh sách bạn bè của nạn nhân để lừa chuyển tiền; nhắn tin cho nạn nhân đòi chuộc lại quyền quản trị tài khoản; gửi đường link trang web giả mạo Facebook cho bạn bè để tiếp tục lừa lấy thông tin đăng nhập; chiếm quyền quản trị trang (fanpage), nhóm (group), tài khoản quảng cáo mà nạn nhân đang quản lý.

Để đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả, mọi người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, cơ quan chức năng khuyến cáo, khi phát hiện các vụ việc, đối tượng nghi vấn, cần kịp thời thông tin đến cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.