Pakistan trên đường trở thành cường quốc hạt nhân thứ 5 thế giới

GD&TĐ - Ấn Độ có thể sẽ phải lo lắng trước thông tin Pakistan đang sắp trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ 5 trên thế giới và các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng sự phát triển này là “đáng lo ngại”.

Ảnh: Global Look Press
Ảnh: Global Look Press

Khả năng hạt nhân của Pakistan đã trở thành “mối đe dọa đáng kể” với Mỹ và các nước khác khi số đầu đạn hạt nhân của nước này tăng từ 220 tới 250 vào năm 2025 – một nghiên cứu  trong dự án Thông tin Hạt nhân vừa tiết lộ.

Những dự đoán của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ cũng vượt quá dự đoán của Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ năm 1999 khi họ cho rằng Pakistan sẽ có 60 đến 80 đầu đạn vào năm 2020.

Nếu dự đoán trên đúng thì Pakistan sẽ trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ 5 thế giới.

Pakistan được hiểu là đã tăng cường khả năng hạt nhân như một biện pháp “ngăn chặn toàn diện” vốn được thiết kế để không chỉ chống lại các cuộc tấn công hạt nhân mà còn ngăn chặn “sự xâm nhập thông thường của Ấn Độ vào lãnh thổ Pakistan”.

Nghiên cứu trên có thể ám chỉ khả năng Ấn Độ xâm nhập vào Pakistan thông qua khu vực đồi núi Kashmir – nơi diễn ra tranh chấp 67 năm giữa Ấn Độ và Pakistan. Cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ hiện đang phân chia 2 nước này.

Theo một đánh giá vào tháng 7 của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Ấn Độ đã theo dõi số lượng đầu đạn hạt nhân của Pakistan đang sở hữu là khoảng 130 đến 140.

Tuy nhiên, tháng 7 vừa qua, Ấn Độ cho rằng khả năng đánh chặn của mình rất “mạnh mẽ” và có thể đảm bảo “khả năng sống sót” trước các cuộc tấn công đáp trả, trong khi đó quá trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân của Ấn Độ vẫn tiếp tục diễn ra.

Pkistan hiện có 140 tới 150 đầu đạn hạt nhân và số lượng này dự kiến tăng lên 220 tới 250 vào năm 2025 nếu xu hướng hiện tại tiếp tục diễn ra – theo báo cáo mới nhất của các tác giả theo dõi vũ khí hạt nhân.

Theo AMN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ