Ô tô chạy bằng củi liệu có thật?

Thông thường, chúng ta chỉ được thấy những chiếc ô tô chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu hay động cơ điện. Vậy, trên thế giới liệu có ô tô chạy bằng củi?

Ô tô chạy bằng củi liệu có thật?

Nghe thì có vẻ khó tin nhưng thực ra, chiếc xe chạy bằng củi đã xuất hiện từ năm 1920 tại Đức và đến nay nó vẫn còn được sử dụng ở Triều Tiên. Chiếc xe chạy bằng củi đã là một phần máu xương trong lịch sử của Quốc gia này.

Phát minh của thời đại

Năm 1920, một kỹ sư người Đức tên Georges Imbert đã phát minh ra loại động cơ chạy bằng củi để áp dụng cho một chiếc xe ô tô . Từ đó, loại động cơ của Georges Imbert trở nên thông dụng trong cuộc sống và ngày càng được nhiều người biết tới.

Nhận thấy tính những ưu điểm của động cơ này mà trong thời gian ngắn đã có hàng nghìn chiếc xe được sản xuất thương mại.

O to chay bang cui lieu co that? - Anh 1

Chiếc xe chạy bằng củi ở đầu tiên ở Đức năm 1920.

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, chiếc xe chạy bằng nhiên liệu củi trở nên thịnh hành và được coi là thời kỳ hoàng kim. Đặc biệt, khi đó nhiên liệu tự nhiên như dầu mỏ, xăng, than đá khan hiếm mà trong chiến tranh, hậu phương cần tiếp tế liên tục cho tiền tuyến nên những chiếc xe trở nên quen thuộc với từng người. Những trạm cung cấp củi đốt được xây dựng khắp nơi và tạo thành một mạng lưới rộng khắp.

Riêng tại Đức có đến 500.000 chiếc chạy bằng củi được sản xuất và đưa vào sử dụng. Tính rộng ra, cả thế giới có khoảng 1 triệu xe động cơ đốt củi được sản xuất trong thời kỳ này.

Lý do động cơ này được ưu chuộng

Ưu điểm lớn nhất của loại động cơ đốt củi chính là nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, không cần chế biến. Tất cả việc bạn phải làm đó là tìm một khúc cây, cưa nhỏ thành từng khúc và xếp lên xe.

Những loại nguyên liệu sinh học khác hiện nay như xăng E5 cũng phải trải qua một quá trình sản xuất phức tạp. Ngoài ra, mức ô nhiễm của động cơ đốt củi chỉ ngang với những động cơ sử dụng ga sinh học.

Vì sao chiếc xe nhanh thoái trào?

Phát triển rất nhanh chóng nhưng chiếc xe chạy bằng củi cũng sớm thoái trào. Sau khi chiến tranh kết thúc, lượng dầu mỏ khai thác bắt đầu ổn định, giá xăng dầu bình ổn trở lại.

Người ta bắt đầu quay lại sử dụng những chiếc xe sử dụng động cơ xăng với thiết kế sang trọng và sạch sẽ hơn. Do đó, số lượng xe chạy bằng củi theo đó cũng giảm sút nhanh chóng.

Nguyên nhân khiến cho loại động cơ đốt củi trở thành “dĩ vãng” chính là công suất mà nó sản sinh. Khí sinh ra trong quá trình đốt tạo ra công suất, chỉ khoảng 5,7 MJ/kg so với xăng là 44 MJ/kg.

Do đó, tốc độ của xe kém, để xe hoạt động được, người ta cần đốt củi sớm 10 phút mới đủ lượng nhiệt cần thiết. Sau mỗi quãng đường nhất định, tùy thuộc vào kích thước của lò đốt, tài xế lại phải dùng xẻng để xúc tro thải trong buồng đốt và làm vệ sinh các bộ lọc.

O to chay bang cui lieu co that? - Anh 2

Do công suất kém nên xe chạy củi nhanh chóng trở thành dĩ vãng.

Muốn xe chạy được quãng đường dài thì chủ xe phải chế tạo thêm nhiều lò đốt rất lớn đằng sau xe để chứa nguyên liệu củi. Mỗi chiếc lò này có trọng lượng khoảng 300 kg nên những chiếc xe cỡ nhỏ sẽ không phù hợp mà chỉ những chiếc xe tải lớn mới có thể chứa được nhiều lò như vậy.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, khí Cacbon monoxit (CO) có thể bị rò rỉ và gây nguy hiểm cho tài xế và hành khách trên xe.

Ngày nay, tại các vùng nông thôn và một số đơn vị quân đội của Triều Tiên vẫn sử dụng những chiếc xe đốt bằng củi này.

Theo Người Đưa Tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ Ukraine trong một cuộc tập trận tại thao trường Yavoriv, phía tây Ukraine.

NATO hưởng lợi trong chiến sự

GD&TĐ - Binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ tiết lộ các huấn luyện viên NATO cố gắng học hỏi lực lượng Kiev khi huấn luyện những người này.