Nỗi niềm giáo viên vùng tâm dịch Covid-19

Nỗi niềm giáo viên vùng tâm dịch Covid-19

Chỗ dựa cho HS

Trong dịp đến các trường thuộc địa bàn có dịch trong huyện Bình Xuyên - vùng có số bệnh nhân dương tính với virus Corona cao nhất cả nước - để chuyển nước sát khuẩn và khẩu trang y tế do nhóm thiện nguyện ở Hà Nội quyên tặng, đâu đâu tôi cũng bắt gặp hình ảnh những cô hiệu trưởng mái tóc đã pha sương, những cô giáo trẻ ngoài đôi mươi vẫn tất bật sau khi đã kết thúc ca trực để vệ sinh khử trùng lớp học, dụng cụ học tập cho học sinh, đảm bảo cho các em một môi trường an toàn sau khi đi học lại.

Nhìn những sợi tóc bết mồ hôi trên gương mặt đỏ ửng trong ngày đông giá rét của các thầy cô thấy rất thương và cảm phục. Càng cảm phục hơn khi biết các cô thầy đã phải gạt bỏ nhiều lo lắng ngổn ngang để bám trường, bám lớp, hỗ trợ kiến thức và trấn an tâm lí, động viên tinh thần cho học sinh.

Cô giáo Phạm Thị Bích Ngọc, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A2, lớp có em học sinh NTTD được phát hiện dương tính với virus nCoV đã nói lên nỗi niềm của mình cũng như các thầy cô khác trong nhà trường: “Những ngày này, các thầy cô phải gồng mình lên để hoàn thành tất cả nhiệm vụ của một người giáo viên. Tiếp đó là lo cho sức khỏe của học sinh bị nhiễm virus. Sau đó là lo lắng cho sức khỏe của các em học sinh khác trong lớp, lo cho các thầy cô trực tiếp giảng dạy ở lớp và lo cho sức khỏe của chính bản thân mình”.

Lúc đầu, tôi cảm thấy “sốc” thực sự. Nhưng rồi bình tĩnh lại thì hiểu được rằng, đó là tâm lý thông thường của bậc làm cha làm mẹ khi quá lo lắng cho con, vả lại họ cũng chịu sức ép từ dư luận.

Chính vì hiểu như thế nên tôi luôn nhẹ nhàng, kiên nhẫn giải thích cho phụ huynh, cho họ thấy được đây là điều không mong muốn và nhà trường luôn đồng hành cùng học sinh và phụ huynh. Qua các kênh tuyên truyền khác của chính quyền địa phương, y tế, dần dần họ cũng nhận thức đúng đắn hơn vấn đề.

 
Cô Ngọc tâm sự

Những ngày đầu biết tin lớp có học sinh nhiễm virus, phụ huynh vô cùng hoang mang, gọi điện chất vấn thầy cô, nhà trường, trong đó có cả những lời trách cứ… 

Nhưng khó khăn chưa hết. Vấn đề nan giải hơn nữa là tâm lý của học sinh. Các em học sinh lớp 10 còn non nớt, dễ bị tổn thương, dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông nên cô chủ nhiệm phải luôn ở bên các em, không để các em có mặc cảm bị bỏ rơi, động viên các em yên tâm cách ly, tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu, hướng dẫn của cán bộ y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và mọi người.

Suốt cả ngày, cho tới nửa đêm, cô Ngọc không lúc nào rời chiếc điện thoại. “Tôi cho rằng, những tổn thương tâm lý và khủng hoảng tinh thần đối với các con cũng nguy hiểm không kém nCoV. Bởi vậy, khẩu hiệu mà tôi đưa ra cho lớp là: Dũng cảm, đoàn kết và lạc quan” – cô Bích Ngọc chia sẻ.

Làm việc với 200% sức lực

Nhắc đến nỗi niềm của giáo viên trong vùng dịch, có lẽ nặng nề nhất là những thầy cô ở bậc tiểu học, mầm non, bởi đặc thù bậc học này học sinh còn nhỏ, việc hướng dẫn các em kỹ năng tự bảo vệ bản thân hay tự học đều rất khó khăn. Học sinh ăn ngủ bán trú tại trường nên trách nhiệm của giáo viên càng lớn.

Cô Nguyễn Thị Châm, Trường Tiểu học Gia Khánh B (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nói: “Địa bàn của trường gần khu công nghiệp nơi có công nhân từ Vũ Hán về dương tính với nCoV nên phụ huynh rất lo lắng. Nhiều người không cho con đi học. Một số phụ huynh đến trường đón con về tạo nên hiệu ứng xấu lan sang các phụ huynh khác. Giáo viên cũng lo ngại không kém vì liên tục nhận được thông tin về số người nghi nhiễm virus trong khu vực”.

“Có thể nói là chúng tôi phải làm việc với 200% sức lực. Nhưng vất vả không phải là điều mà tôi muốn nói đến hay phàn nàn mà nỗi lo về dịch bênh, lo cho chất lượng học sinh mới là vướng mắc của chúng tôi. Đến trường trong những ngày này, quả thực có nhiều lo lắng, bất an vì dù đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch nhưng vẫn sợ bị lây nhiễm chéo khi tiếp xúc với những người trong vùng dịch, rồi an toàn cho gia đình mình”.

Tuy  không muốn HS nghỉ kéo dài nhưng nếu sau hai tuần tạm nghỉ mà dịch chưa được khống chế, trong khu vực vẫn tiếp tục phát hiện ca dương tính với  nCoV mới thì giáo dục Bình Xuyên vẫn phải nghỉ thêm. Sức khỏe của con người là trên hết.
                                                                         Cô Nguyễn Thị Châm

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh giả mạo salon ô tô trên Facebook để lừa đảo.

Lập salon ô tô 'ma' để lừa đảo

GD&TĐ - Hoàng Văn Cương và Nguyễn Anh Văn tạo dựng salon ô tô 'ma', sau đó đăng thông tin giả bán xe để chiếm đoạt tiền đặt cọc.