Nơi chôn giấu những bí ẩn về loài người trên núi Lạc Đà

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Di chỉ khảo cổ trên núi Lạc Đà của Israel là Di sản văn hóa thế giới năm 2012.

Nơi chôn giấu những bí ẩn về loài người trên núi Lạc Đà
Noi chon giau nhung bi an ve loai nguoi tren nui Lac Da - Anh 1

Dãy núi Camel tại Israel

Núi Camel dịch sang tiếng việt là núi Lạc Đà là một dãy núi nằm ven bờ biển ở miền bắc của Israel, trải dài từ bờ Địa Trung Hải về phía đông năm.

Di chỉ khảo cổ trên núi Lạc Đà là một tập hợp gồm 04 hang động: Tabun, Jamal, Nahal Me"arot và Wadi el-Mughara. Khu di chỉ nằm trải dài trên diện tích 54 ha bên sườn Tây của dãy núi lạc đà chứa đựng nhiều bằng chứng, dấu hiệu của đời sống văn hóa, cuộc sống nông nghiệp của cư dân thời kỳ tiền sử. Các nhà khoa học, khảo cổ đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu trong suốt 90 năm tại di chỉ khảo cổ này và qua quá trình nghiên cứu đó đã tìm ra nhiều di vật, bằng chứng và các cách thức săn bắn, tập tục canh tác của các cư dân tiền sử.

Noi chon giau nhung bi an ve loai nguoi tren nui Lac Da - Anh 2

Sơ đồ khu vực hang động di chỉ khảo cổ trên núi Camel

Tất cả những bằng chứng và hiện vật đã cho các nhà khoa học hiểu về cuộc sống từ săn bắn tự phát sang tập tục canh tác nông nghiệp. Đây là một bước tiến vượt bậc của người tiền sử và là tiền đề quan trọng trong sự phát triển của loài người nói chung.

Qua các tầng địa chất tại di chỉ, các nhà khảo cổ học còn tìm được những mẫu hóa thạch mà dựa trên những mẫu hóa thạch đó có thể phác họa được khuôn mặt người tiền sử. Di chỉ khảo cổ trên núi Lạc trải dài hết cả sườn núi xuống rặng san hộ bên bờ Địa Trung Hải. Những rặng san hô này cũng là những bằng chứng cho sự tiến hóa nửa triệu năm của con người. Nó được công nhận là nơi cung cấp những chứng cứ về một thời kỳ quan trọng trong sự phát triển của loài người.

Noi chon giau nhung bi an ve loai nguoi tren nui Lac Da - Anh 3

Di chỉ khảo cổ trên núi Lạc trải dài hết cả sườn núi xuống rặng san hộ bên bờ Địa Trung Hải

Di chỉ khảo cổ trên núi Lạc đà là một tập hợp gồm 04 hang động: Tabun, Jamal, Nahal Me"arot và Wadi el-Mughara và cả rặng san hô được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo các tiêu chí:

Tiêu chí (iii): Hang động Nahal Me"arot và Wadi el-Mughara là hai hang động có lịch sử lâu nhất trong quá trình phát triển văn hóa thế giới thời kỳ tiền sử. Trong hai hang động này các nhà khoa học tìm thấy sự xuất hiện của cả hai tộc người tiền sử là người Neanderthal và người Mousrerian. Như vậy, di chỉ đã trở thành một địa điểm quan trọng trong sự tiến hóa của con người nói chung.

Nghiên cứu tại hang động Nahal Me"arot và Wadi el-Mughara cũng cho thấy sự kết hợp giữa các ngành khoa học đã giúp cho việc khai quật, nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Noi chon giau nhung bi an ve loai nguoi tren nui Lac Da - Anh 4

Đây là nơi cung cấp những chứng cứ về một thời kỳ quan trọng trong sự phát triển của loài người.

Tiêu chí (v): Hang động Nahal Me"arot và Wadi el-Mughara là hai hang động nằm trong trung tâm của văn hóa vùng Natufian và vùng trung tâm Địa trung hải. Nơi đây là địa điểm lưu giữ nhiều chứng cứ văn hóa quan trọng của thời kỳ đồ đá cũ. Và những minh chứng lịch sử của sự tiến hóa từ thời đồ đá cũ đến thời đồ đá mới. Từ cuộc sống săn bắt hái lượm sang cuộc sống sản xuất nông nghiệp.

Các nhà khảo cổ học còn tìm được những mẫu hóa thạch mà dựa trên những mẫu hóa thạch đó có thể phác họa được khuôn mặt người tiền sử.

Noi chon giau nhung bi an ve loai nguoi tren nui Lac Da - Anh 5
Noi chon giau nhung bi an ve loai nguoi tren nui Lac Da - Anh 6

Phần xương sọ hóa thạch người tiền sử tìm thấy tại Di chỉ

Ngoài những tiêu chí đó các hang động Tabun, Jamal, Nahal Me"arot, Wadi el-Mughara và rạng san hô bên bờ Đia Trung Hải còn là địa điểm bảo toàn khá toàn vẹn những giá trị văn hóa, lịch sử về con người và đời sống canh tác của con người cũng như quá trình tiến hóa của người tiền sử. Các hệ thống hang động tại đây còn khá nguyên vẹn những dấu tích của người tiền sử và cuộc sống của họ vào thời kỳ đó.

Di chỉ khảo cổ trên núi Lạc đà đã được chính quyền Israel tuyên bố bảo vệ nghiêm ngặt và chính thức công nhận đây là Trung tâm bảo tồn thiên nhiên của quốc gia vào năm 1971. Tài sản được Chính quyền bảo vệ bao gồm Khu vực di chỉ trên núi, rạng san hô, các khu vực khai quật khảo cổ. Hiện nay, các tổ chức quốc tế vẫn đang tiếp tục có những kế hoạch để khai quật và tìm hiểu, nghiên cứu cũng như tìm các biện pháp để bảo tồn nguyên trạng khu vực Di chỉ này.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ