Nỗ lực tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm từ bã thải của Nhà máy DAP Đình Vũ

Hơn hai năm trở lại đây, Công ty cổ phần DAP Vinachem Hải Phòng không chỉ hoàn trả xong nợ, bước đầu sản xuất kinh doanh có lãi và đã nỗ lực trong giải quyết đầu ra cho sản phẩm chế biến từ bã thải GYPS.

Dây chuyền sản xuất thạch cao nhân tạo từ bã thải của Nhà máy DAP.
Dây chuyền sản xuất thạch cao nhân tạo từ bã thải của Nhà máy DAP.

Từ giải quyết nỗi lo môi trường 

Đi vào hoạt động từ năm 2009, Nhà máy sản xuất phân bón Diamoni Photphat (DAP) của Nhà máy DAP Đình Vũ với sản lượng phân bón DAP là 330 nghìn tấn tấn/năm. Từ sản xuất của nhà máy cũng phát sinh hàng trăm nghìn tấn bã thải GYPS mỗi năm.

Trong những năm qua, chất thải GYPS được chứa trên diện tích 13 ha bãi tạm thời và 12 ha bãi chứa lâu dài. Bãi chứa cũng ngày một đầy lên theo thời gian trông xa như những quả núi. Và điều đó cũng khiến nỗi lo về những nguy cơ môi trường phát sinh từ bãi thải này cũng tăng theo thời gian.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần DAP Vinachem Hải Phòng Vũ Văn Bằng chia sẻ, cùng với nỗ lực vươn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thoát ra khỏi danh sách đen, vừa lo duy trì sản xuất bảo đảm an toàn, bền vững. Công ty đã hoàn trả cả gốc và lãi nợ vay, từng bước có lãi và đang tập trung cao trong việc tìm hướng cho việc xử lý chất thải của nhà máy, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa an toàn môi trường và đảm bảo chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài, hướng tới nền kinh tế xanh…

Việc xử lý, tái chế bã thải GYPS từ sản xuất DAP cũng là vấn đề mới ở Việt Nam. Trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP tại Hải Phòng cũng đã nêu giải pháp chế biến bã thải thạch cao PG làm phụ gia xi-măng và vật liệu xây dựng. Cũng từ đó, Công ty cổ phần DAP Vinachem Hải Phòng đã phối hợp các đơn vị, các nhà khoa học trong giải quyết vấn đề bã thải của nhà máy. 

Năm 2010, Công ty cổ phần thạch cao Đình Vũ ra đời để giải quyết vấn đề bức bối này. Trong nhiều năm liền, doanh nghiệp này đã nỗ lực tìm tòi hình thành dây chuyền công nghệ sản xuất thạch cao từ bã thải GYPS.

Sau gần bảy năm vất vả với nhiều công sức, tiền bạc, với sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và các nhà khoa học, doanh nghiệp đã hoàn thành dây chuyền tái chế bã thạch cao với công suất gần 600 nghìn tấn/năm và đi vào vận hành. Sản phẩm thạch cao PG dùng để sản xuất xi-măng đã đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 11833: 2017. 

Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh của sản phẩm thạch cao tự nhiên nhập khẩu từ nước ngoài, nên lượng tiêu thụ hạn chế…. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thạch cao Đình Vũ Nguyễn Chu Dương cho hay, trong các năm từ năm 2017 đến 2020, lượng thạch cao tiêu thụ mỗi năm chỉ được 200-250 nghìn tấn, đạt 30% công suất thiết kế.

Do vậy, bãi thải GYPS của Nhà máy DAP Đình Vũ vẫn cứ tiếp tục đầy thêm. Theo thống kê, hiện bãi thải GYPS của Nhà máy vẫn còn tồn trữ khoảng 3,5 triệu tấn. Và nỗi lo về môi trường cũng vì thế mà tăng lên theo thời gian…

Những tín hiệu bước đầu đáng mừng

Những năm trước đây, cũng đã từng xảy ra sự cố môi trường từ bãi thải này. Tuy không gây hậu quả lớn, nhưng cũng là những báo động cho doanh nghiệp về nguy cơ tiềm ẩn luôn hiện hữu. 

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần DAP Vinachem Hải Phòng Nguyễn Ngọc Sơn cho hay, trong nhiều năm qua, Công ty đã không ngừng đầu tư thực hiện các biện pháp gia cố các tuyến bờ bao bãi thải, đê bao các hồ chứa; tổ chức trồng cây theo kiểu bậc thang phủ xanh các bãi chứa; đầu tư bọc phủ màng HDPE bảo đảm an toàn các bãi chứa; trải màng HDPE các hồ chứa nước mưa; thu gom nước thải từ bãi chứa về nhà máy để sử dụng lại theo quy trình thiết kế…Nhưng gốc rễ quan trọng nhất vẫn là xử lý triệt để bã thải bằng việc chế biến để làm vật liệu xây dựng và vật liệu san lấp mặt bằng. 

Giữa tháng 7 vừa qua, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thạch cao Đình Vũ Nguyễn Chu Dương đã thông báo tin vui, sản phẩm thạch cao PG của Công ty đã và đang được các nhà máy sản xuất xi-măng trong nước tiêu thụ với sản lượng tăng dần. Sản phẩm của đơn vị không chỉ bảo đảm chất lượng thay thế được thạch cao tự nhiên vẫn phải nhập từ nước ngoài, mà còn với giá cả cạnh tranh và tính kịp thời do sản xuất và cung ứng trong nước, tại chỗ.

Ngay trong quý II/2021, dây chuyền sản xuất thạch cao PG của đơn vị đã chạy với công suất 50 nghìn tấn/tháng. Liên tục có các tàu cập bến lấy hàng. Công ty sử dụng cảng của Nhà máy DAP không đủ, phải thuê cảng của các đơn vị khác trong khu vực để làm hàng…

Như vậy, với sản lượng chế biến thạch cao nhân tạo từ bã thải GYPS của Công ty Công ty cổ phần thạch cao Đình Vũ đã đạt khoảng 600 nghìn tấn/năm, tương đương và nhiều hơn chút đỉnh so với lượng bã thải ra hiện tại của Nhà máy DAP. 

Vẫn cần sự hỗ trợ tích cực từ cơ chế, chính sách

Trong thời gian tới, Công ty Công ty cổ phần thạch cao Đình Vũ dự kiến nâng công suất lên khoảng 1 triệu tấn/năm và có thể lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất để tăng sản lượng lên gấp đôi. Nhưng điều đó vẫn còn phải phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và sức cạnh tranh của sản phẩm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thạch cao Đình Vũ Nguyễn Chu Dương chia sẻ thêm.  

Việc sản xuất thạch cao nhân tạo từ bã thải của Nhà máy DAP Đình Vũ đã bước đầu có hiệu quả, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ về giải pháp xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất trong nước. Đồng thời cũng góp phần hạn chế việc bỏ ra lượng ngoại tệ đáng kể để nhập khẩu sản phẩm thạch cao phục vụ cho sản xuất xi-măng và vật liệu xây dựng.  

Do vậy, Công ty cổ phần thạch cao Đình Vũ cũng cần có sự quan tâm ủng hộ hơn nữa về mặt cơ chế, chính sách để các nhà máy xi-măng tích cực sử dụng thạch cao nhân tạo sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần sự chung tay chia sẻ, ủng hộ tích cực của các đơn vị sản xuất xi-măng, vật liệu xây dựng trong nước.  Trong đó, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, giảm thuế VAT đối với thạch cao nhân tạo sản xuất từ bã thải, coi đây cũng là một giải pháp góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, theo Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần DAP Vinachem Hải Phòng Nguyễn Ngọc Sơn, hiện lượng GYPS tồn trữ tại bãi thải sau 12 năm sản xuất vẫn còn 3,5 triệu tấn. Với công suất chế biến thạch cao từ bã thải tăng lên thì cũng vẫn phải nhiều năm nữa mới giải quyết được hết lượng bã thải tồn trữ.

Bãi thải GYPS của Nhà máy DAP được phủ màng HDPE và trồng cây.
Bãi thải GYPS của Nhà máy DAP được phủ màng HDPE và trồng cây.

Công ty cổ phần DAP Vinachem Hải Phòng cũng đề xuất thêm phương án xử lý núi bã thải GYPS để chế biến làm vật liệu cốt nền đường giao thông. Đề tài nghiên cứu chế biến bã thải của Công ty cổ phần DAP Vinachem Hải Phòng làm vật liệu cốt nền đường giao thông, vật liệu san nền đã được triển khai và Hội đồng Khoa học của Viện Vật liệu xây dựng đã họp thông qua báo cáo tổng kết đề tài.

Tuy nhiên, để triển khai ứng dụng kết quả đề tài này cũng đang cần sự giúp sức của các bộ, ngành trong việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng với loại vật liệu mới này. Có như vậy, các đơn vị mới có căn cứ pháp lý trong sử dụng, nhằm gia tăng thêm các giải pháp tiêu thụ bã thải thạch cao, vừa tăng nguồn vật liệu san lấp, vừa giảm lượng tồn trữ tại bãi chứa.

Theo nhandan.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.