Những sai lầm của cha mẹ khiến con trở thành đứa trẻ hay cãi lại

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ hay than thở rằng con nhà mình rất hay cãi lời người lớn. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng theo Chuyên gia tâm lý giáo dục - TS. Vũ Thu Hương, lý do chính nằm ở cách xử lý vấn đề của bố mẹ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có một đứa con bướng bỉnh, hay "cái giả" là vấn đề đau đầu với bất kỳ bậc phụ huynh nào. Bởi vậy, dạy con biết vâng lời hay biết cách phản biện đúng mức và lễ phép sẽ giúp không khí trong nhà hòa bình hơn, cha mẹ - con cái hiểu nhau hơn.

TS. Vũ Thu Hương chỉ ra 6 lỗi cha mẹ hay mắc phải trong quá trình dạy con, lâu dần khiến trẻ trở nên lì lợm, hay cãi lại.

1. Khi con phạm lỗi, bố mẹ thường hỏi con: Tại sao?

Lần 1 trẻ không trả lời được và bị mắng/đánh nhiều hơn. Lần 2, 3, 4... trẻ sẽ biết cách trả lời làm sao để giảm nhẹ tội, hoặc miễn tội. Và như vậy tính bao biện xuất hiện.

Rất nhiều đứa trẻ, khi phạm lỗi, chưa ai hỏi tới đã vội vàng đưa ra 1 lô lốc những lý do bao biện. Đôi khi, trẻ con không hiểu biết nhiều nên lý do bao biện thơ ngây, cha mẹ phát hiện ra lại cáu kỉnh hơn và bảo con: CÃI. Rõ ràng nếu không có những câu hoi "tại sao?" ngay từ đầu, tình trạng bao biện sẽ không có đất để phát triển.

2. Không xử phạt con khi con phạm lỗi

TS. Vũ Thu Hương cho rằng: Các cha mẹ có thói quen hành xử theo cảm tính rất tai hại. Nếu con vẫn mắc lỗi đó mà tâm trạng bố mẹ xấu thì có thể con ăn bợp tai, nhưng tâm trạng tốt, có khi bố mẹ lại cười xòa, cho qua hoặc căn vặn vài câu rồi bỏ qua.

Từ đó, con cho rằng quan trọng không phải là tránh phạm lỗi mà là nên phạm lỗi lúc nào và "tán tỉnh" bố mẹ ra sao.

Cứ tâm trạng bố mẹ tốt thì việc gì cũng qua mà. Dần dần con sẽ nảy sinh tính nịnh nọt và đôi khi thành cãi lại bố mẹ (vì đứa trẻ tự nhiên thấy bố mẹ thiếu công bằng).

3. Luôn dọa con "lần sau..."

Đây có lẽ là sai lầm rất thường gặp ở các bậc cha mẹ. Khi trẻ phạm lỗi, sau nhắc nhở qua loa thường kèm theo lời hẹn "nếu lần sau..." chứ không phạt ngay khi con phạm lỗi.

Có bố mẹ còn cho tích điểm thưởng và phạt. Điều này khiến con chẳng biết phải điều chỉnh hành vi như thế nào. Có lần làm đúng cái đó thì bị phạt, bị đánh, mắng, có lần lại không sao. Trẻ không thể hiểu nổi nên cứ phạm lỗi tiếp và sẽ... cãi.

4. Không nhất quán trong việc phạt những thành viên trong gia đình

Trong nhiều gia đình, đây được xem là tình trạng "con yêu con ghét". Đứa mình ghét nó làm tí ti cũng điên lên chửi bới đánh đập nó. Đứa mình quý thì trợn mắt dọa rồi bỏ qua.

Trẻ em rất nhạy cảm. Từ đó, chẳng đứa nào nghe lời bố mẹ cả vì chúng nó nhận ngay ra sự thiếu công bằng và... mẫu chung là đứa "con yêu" thường sẽ gây nhiều chuyện hơn đứa "con ghét".

Đám trẻ sẽ nảy sinh tâm lý ghen tỵ, so sánh với anh/chị em của mình trong các tình huống thưởng/phạt cụ thể.

5. Luôn sợ con mình oan/thiệt thòi

Cứ thấy con mâu thuẫn với ai cũng hỏi con cặn kẽ. Không ít lần, con nói dối, dựng chuyện mà bố mẹ vẫn tin và bênh con chằm chặp. Vậy việc gì đứa trẻ phải tuân thủ luật lệ, ngoan ngoãn? Vì lúc nào nó cũng an tâm vì được bố mẹ "bảo kê".

6. Luôn tìm người mắc lỗi đầu tiên để xử

Mỗi khi trẻ mắc lỗi, nhiều bố mẹ luôn hỏi: đứa nào gây sự trước? Thế là cứ nhè bạn bè hoặc ai đó có tí ti lỗi là lập tức các con đánh bạn, phá luật.

Khi bị hỏi đến, con sẽ vận mọi cách để khai ra lỗi của người đầu tiên, hòng thoát tội khi cố xếp mình thành người phạm lỗi liên đới. TS. Vũ Thu Hương cho rằng, nếu các cha mẹ không phạt nghiêm, mà cứ hỏi han, tìm nguyên nhân này nọ, chyện trẻ cãi lại sẽ tiếp diễn và rất khó khắc phục.

"Cha mẹ hãy nhớ rằng, mọi tính xấu của con đều bắt nguồn từ cách dạy dỗ của cha mẹ. Trong nuôi dạy trẻ, thưởng phạt cần rõ ràng, đặc biệt là khi phạt trẻ, cứ tội thế là phạt thế - theo đúng quy định đã đặt ra, không nghe trình bày. Như vậy, đứa trẻ hiểu rằng, cứ làm sai thì bị phạt, tự động điều chỉnh tính cách một cách tốt nhất và trở thành đứa trẻ biết vâng lời, biết phản biện đúng mực.", TS. Vũ Thu Hương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...