Những lời nói vô tình của chồng khiến vợ tổn thương

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Giao tiếp trong hôn nhân rất quan trọng. Thiếu giao tiếp và giao tiếp tiêu cực sẽ giết chết hôn nhân.

Đừng giảng giải cho cô ấy mà hãy đồng cảm (hình minh họa).
Đừng giảng giải cho cô ấy mà hãy đồng cảm (hình minh họa).

Một lời nói đôi khi có sức ảnh hưởng hơn tất cả mọi thứ. Có những lời nói theo thói quen khiến vợ tổn thương mà chính chồng cũng không biết.

"Từ từ đi, chưa gì đã nổi đóa à"

Có một số cách mà nhiều người chồng hay nói điều này với vợ mỗi khi làm sai: Làm sao nào? Có gì to tát đâu… Từ từ đã nào…

Dù bạn dùng từ ngữ nào đi chăng nữa, thì bất kỳ hình thức “từ từ đã nào” cũng không phải là điều vợ bạn muốn nghe. Đây là những lời nói gây tổn thương đến từ một người chồng. Họ nghĩ bạn xem thường vấn đề của họ và việc nói đó là thiếu tôn trọng, phủ nhận và vô hiệu nỗi buồn đau mà họ đang phải trải qua.

Thay vào đó, hãy để cô ấy trút bầu tâm sự và tìm hiểu xem cô ấy muốn bạn lắng nghe hay cô ấy muốn bạn giúp giải quyết vấn đề. Mục đích là để nghe vợ bạn, nhìn từ góc độ của cô ấy, chứ không phải khiến cô ấy im lặng.

"Cô đã làm gì cả ngày hôm nay nào?"

Bạn có thể không nói ra điều đó, nhưng đôi khi, giọng điệu hoặc thái độ của người chồng ngụ ý rằng anh ấy nghĩ rằng vợ mình không làm được gì trong ngày. Nó buộc tội cô ấy và nói rằng bạn không coi trọng cô ấy, rằng bạn không biết những gì cô ấy làm và rằng bạn không chú ý.

Điều này đặc biệt đúng nếu vợ bạn là một bà mẹ nội trợ. Bạn không nên mong đợi một ngôi nhà hoàn toàn sạch sẽ chỉ vì vợ bạn ở nhà chăm sóc lũ trẻ.

Thay vì tìm kiếm những gì vợ bạn chưa làm trong ngày hoặc có những kỳ vọng không thực tế, hãy xem xét tất cả những công việc mà vợ bạn hoàn thành mỗi ngày.

Hãy chứng tỏ rằng bạn hiểu cô ấy đã làm việc chăm chỉ như thế nào bằng cách cảm ơn cô ấy vì những gì cô ấy làm. Cho dù cô ấy ở nhà hay làm việc bên ngoài nhà, hãy cảm ơn cô ấy vì tất cả những gì cô ấy làm cho bạn và gia đình bạn.

"Đừng quá lên như thế"

Cố gắng khiến cô ấy ngừng bộc lộ một số cảm xúc không chỉ khiến cô ấy cảm thấy bị xúc phạm mà còn ngụ ý rằng bạn không muốn chịu đựng sự khó chịu vì cô ấy.

Bạn đang yêu cầu cô ấy thay đổi cảm xúc vì bạn cảm thấy không thoải mái khi nhìn thấy chúng. Nhưng vợ của bạn đang cảm thấy bị tổn thương.

Vai trò của bạn với tư cách là chồng cần hỗ trợ và khuyến khích cô ấy. Thay vì sử dụng những từ ngữ gây tổn thương hãy chọn nói điều gì đó như: "Anh không muốn nhìn em phải có một ngày bực bội như vậy. Anh làm gì để giúp em đây?".

“Mọi việc sẽ ổn thôi”

Điều này ngụ ý rằng không có gì để sửa chữa hoặc bạn không muốn nỗ lực. Và điều đó thật khó hiểu và không quan tâm. Ngay sau khi bạn biết cô ấy đang trải qua một điều gì đó khó khăn, bạn sẵn sàng giúp đỡ cô ấy vượt qua nó — và đó là điều bạn nên làm.

Thể hiện sự quan tâm và bày tỏ sự đồng cảm. Lắng nghe, hiểu và nhìn từ góc độ của cô ấy. Thay vì nói với cô ấy rằng cô ấy sẽ ổn hoặc tình hình sẽ ổn, hãy có mặt vì vợ của bạn.

Theo Allprodad.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.