Những "giàn thiên lý" khét tiếng lịch sử Trung Quốc

Nói về chuyện sợ vợ, không chỉ ở thời hiện đại mới có mà ngay cả ở thời cổ đại, đặc biệt, với cả những người có chức quyền, thậm chí là vua chúa, nhiều người cũng rất sợ vợ mình.

Những "giàn thiên lý" khét tiếng lịch sử Trung Quốc

Vợ của Vương Đạo đời Đông Tấn dữ như cọp

Tể tướng Vương Đạo của nhà Đông Tấn là một nhân vật lớn, trước sau đã phò tá 3 vị hoàng đế Tấn Nguyên Đế, Tấn Minh Đế, Tấn Thành Đế của triều đại này.

Nói ông là người sáng lập ra vương triều nhà Đông Tấn cũng không có gì là quá lời. Tấn Nguyên Đế Tư Mã Duệ, vị hoàng đầu tiên của nhà Tấn cũng luôn sẵn lòng cùng ông chia sẻ thiên hạ.

Tấn Thành Đế khi tiếp chuyện cùng Vương Đạo thì vẫn thường dùng những mỹ từ như “Kính bạch”, “Thưa bẩm”.., thử hỏi trong lịch sử mấy ai được tôn kính và đãi ngộ như thế? Ấy thế mà dù cho là người khiến hoàng đế phải nhún nhường ba phần, thì Vương Đạo lại là một người sợ vợ hơn sợ cọp.

Sử sách nhà Tấn viết rằng, vợ Vương Đạo là Tào Thị Tính hay ghen tuông, không cho Vương Đạo nạp thiếp. Vương Đạo sợ vợ lắm, nhưng vẫn lén lút làm một cơ ngơi riêng để chơi đùa với tì thiếp và sinh con.

Có lần Tào thị phát hiện và rất giận dữ, dẫn hơn 20 nô bộc đi tới đánh ghen. Vương Đạo lo sợ cho mấy người thiếp, bèn đem xe ngựa cùng những người thiếp bỏ trốn thật nhanh trước khi Tào thị tới.

Sử sách nhà Tấn viết rằng, vợ Vương Đạo là Tào Thị Tính hay ghen tuông, không cho Vương Đạo nạp thiếp. (ảnh minh họa trong phim)
Sử sách nhà Tấn viết rằng, vợ Vương Đạo là Tào Thị Tính hay ghen tuông, không cho Vương Đạo nạp thiếp. (ảnh minh họa trong phim)

Chuyện Vương Đạo bị vợ ăn hiếp chẳng mấy chốc lan khắp triều đình, làm ông ta được phen mất mặt. Nhưng nói đi nói lại thì cũng phải ngẫm rằng, nhờ trong gia tộc có một người phụ nữ “quyền lực” như thế mà Vương đại nhân mới không màng chuyện vui chơi thê thiếp, chỉ một lòng chăm lo phụng sự triều chính. Nên khi sống nổi danh khắp tứ hải, chết thì tiếng thơm vẫn muôn đời.

Vương Đạo tuy thân thế lớn, nhưng vẫn chỉ là một vị quan, sợ vợ cũng có điều dễ hiểu. Thế nhưng, chuyện những vị hoàng đế tay nắm cả giang sơn, ngồi trên vạn người mà bị vợ ăn hiếp, mới là điều đáng để nói đến.

Tùy Văn Đế sợ vợ - Độc Cô hoàng hậu - vô cùng

Trong lịch sử, những vị vua anh minh không thiếu, nhưng những vị hoàng đế tài giỏi sáng lập nên một triều đại cường thịnh cũng không nhiều. Tùy Văn Đế, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tùy, chính là một trong số đó.

Kết thúc bao nhiêu năm giao tranh hỗn loạn, thu gọn giang sơn về một mối, trong thời gian ngắn đưa Trung Quốc dưới thời nhà Tùy thành một quốc gia phồn thịnh, một vị hoàng đế lợi hại và tài cán như thế, ấy vậy mà lại vô cùng sợ vợ.

Độc Cô hoàng hậu vốn là con gái của Độc Cô Tín, một vị danh tướng có công khai quốc của nhà Tùy, nổi tiếng là người phụ nữ thông minh, tài sắc. (ảnh minh họa)
Độc Cô hoàng hậu vốn là con gái của Độc Cô Tín, một vị danh tướng có công khai quốc của nhà Tùy, nổi tiếng là người phụ nữ thông minh, tài sắc. (ảnh minh họa) 

Vậy Tùy Văn Đế sợ vợ đến mức độ như thế nào? Sử sách ghi chép có một lần hoàng hậu ghen tuông Tùy Văn Đế say mê thê thiếp mà làm lớn chuyện. Ông vừa giận, vừa sợ vợ mà rời kinh thành, một mình một ngựa chạy mãi đến tận đêm khuya. Các vị đại thần trong triều biết được, đuổi theo, thay nhau an ủi mãi.

Tùy Văn Đế lúc ấy giàn giụa nước mắt, ngửa mặt lên trời than “Thân làm thiên tử, mà chẳng được tự do”, cuối cùng, cũng đành gạt đi những lệ còn dang dở, phi ngựa hồi cung.

Vậy việc Tùy Văn Đế để vợ lấn át như thế có phải là một chuyện đáng chê cười không? Thật ra cũng không hẳn như vậy. Độc Cô hoàng hậu vốn là con gái của Độc Cô Tín, một vị danh tướng có công khai quốc của nhà Tùy, nổi tiếng là người phụ nữ thông minh, tài sắc.

Bà có lòng nhân ái, thương yêu dân chúng, không cẩu thả với việc nội cung và triều chính. Vì không muốn chồng như nhiều vị hoàng đế khác trong lịch sử, ham mê nữ sắc mà bỏ bê triều chính, giang sơn, nên bà đã thiết lập chế độ "nhất phu nhất thê", tức là một vợ một chồng, đảm bảo thủy chung.

Bà cũng đề nghị Tùy Văn Đế không qua lại với các tì thiếp, những mỹ nữ trong cung vì thế cũng không có cơ hội được gặp mặt Hoàng thượng, vào tới cung rồi thì chỉ lủi thủi với những bức tường thăm thẳm. Cũng vì việc này mà trong lịch sử Trung Quốc có nhiều ý kiến đánh giá cho rằng, bà là một nhân vật ghen tuông độc đoán.

Tới khi thân thể suy kiệt, hoàng đế mới nghĩ tới người vợ đã khuất núi của mình, mà than thở rằng: “Nếu hoàng hậu còn, ta đâu đến nông nỗi này”. (ảnh minh họa trong phim)
Tới khi thân thể suy kiệt, hoàng đế mới nghĩ tới người vợ đã khuất núi của mình, mà than thở rằng: “Nếu hoàng hậu còn, ta đâu đến nông nỗi này”. (ảnh minh họa trong phim) 

Tuy nhiên, chính sự kiên quyết của bà mới khiến cho Tùy Văn Đế tập trung lo chuyện triều chính, làm cho quốc gia phát triển thịnh vượng.

Lịch sử đã chứng minh, đến năm 602, sau khi Độc Cô hoàng hậu qua đời vì bệnh tật, Tùy Văn Đế ngày đêm lao vào tửu sắc, lập thê phong thiếp liên hồi, không mấy đoái hoài tới việc triều chính. Tới khi thân thể suy kiệt, hoàng đế mới nghĩ tới người vợ đã khuất núi của mình, mà than thở rằng: “Nếu hoàng hậu còn, ta đâu đến nông nỗi này”.

Những người phụ nữ dù là dùng thủ đoạn hay cách này cách kia để "trị" chồng như thế cũng bởi họ biết, năm thê bảy thiếp khó mà làm nên nghiệp lớn...

Theo khampha.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ