Những công việc có hại cho sức khỏe

Nghề y (y tá, bác sĩ, nha sĩ, kể cả bác sĩ thú y...), cơ khí, tiếp viên hàng không, đều nguy hiểm do phải làm việc trong môi trường độc hại và dễ bị thương ngoài da.

Những công việc có hại cho sức khỏe

Một số công việc nguy hiểm hơn những nghề nghiệp khác. Ví dụ, y tá trong bệnh viện chắc chắn gặp nhiều rủi ro sức khỏe hơn luật sư trong văn phòng. Dưới đây là 10 công việc có hại cho sức khỏe nhất do trang Independent xếp loại. 

Những công việc có hại cho sức khỏePhụ tá, kỹ thuật viên y tế và phẫu thuật

Mô tả công việc: Hỗ trợ phẫu thuật dưới sự giám sát của các bác sĩ, y tá hoặc các nhân viên y tế khác; thực hiện các xét nghiệm y tế.

Rủi ro thường gặp:

- Tiếp xúc với bệnh tật.

- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.

- Làm việc trong môi trường độc hại.

Mức độ gây hại cho sức khỏe: 57,3/100. 

Những công việc có hại cho sức khỏe Kỹ sư cơ khí

Mô tả công việc: Vận hành, duy trì động cơ, lò hơi hoặc những thiết bị cơ khí khác nhằm cung cấp tiện ích cho các tòa nhà hoặc quy trình công nghiệp.

Rủi ro thường gặp:

- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.

- Làm việc trong môi trường độc hại.

- Nguy cơ bị thương ngoài da (bỏng, đứt tay).

Mức độ gây hại cho sức khỏe: 57,7/100. 

Những công việc có hại cho sức khỏe Nhân viên xử lý nước thải

Mô tả công việc: Vận hành hoặc kiểm soát một quá trình hay hệ thống máy móc để chuyển, xử lý nước và nước thải.

Rủi ro thường gặp:

- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.

- Làm việc trong điều kiện độc hại.

- Nguy cơ bị thương ngoài da (bỏng, đứt tay): 74/100.

Mức độ gây hại cho sức khỏe: 58,2/100. 

Những công việc có hại cho sức khỏe Chuyên viên nghiên cứu mô học

Mô tả công việc: Chuẩn bị mô từ mẫu có sẵn để kiểm tra dưới kính hiển vi và chẩn đoán bệnh học.

Rủi ro thường gặp:

- Làm việc trong môi trường độc hại.

- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.

- Tiếp xúc với bệnh tật.

Mức độ gây hại cho sức khỏe: 59,0/100. 

Những công việc có hại cho sức khỏe Cán bộ kiểm tra xuất nhập cảnh và hải quan

Mô tả công việc: Kiểm tra người, hàng hóa đến và đi giữa các nước, khu vực.

Rủi ro thường gặp:

- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.

- Tiếp xúc với bệnh tật.

- Tiếp xúc với bức xạ.

Mức độ gây hại cho sức khỏe: 59,3/100. 

Những công việc có hại cho sức khỏeBác sĩ chuyên khoa chân

Mô tả công việc: Chẩn đoán và điều trị các bệnh, dị tật liên quan đến bàn chân con người.

Rủi ro thường gặp:

- Tiếp xúc với bệnh tật.

- Tiếp xúc với bức xạ.

- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.

Mức độ gây hại cho sức khỏe: 60,2/100. 

Những công việc có hại cho sức khỏeBác sĩ thú y, người chăm sóc động vật trong phòng thí nghiệm

Mô tả công việc: Xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu bệnh tật và chấn thương ở động vật.

Rủi ro thường gặp:

- Tiếp xúc với bệnh tật.

- Nguy cơ bị thương ngoài da (bỏng, đứt tay, bị cắn, bị đốt).

- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.

Mức độ gây hại cho sức khỏe: 60,3/100. 

Những công việc có hại cho sức khỏeBác sĩ và y tá gây mê

Mô tả công việc: Sử dụng thuốc gây mê trong các thủ thuật y tế và giúp đỡ, trợ giúp bệnh nhân sau khi tỉnh dậy. 

Rủi ro thường gặp:

- Tiếp xúc với bệnh tật và nhiễm trùng.

- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.

- Tiếp xúc với bức xạ.

Mức độ gây hại cho sức khỏe: 62,3/100. 

Những công việc có hại cho sức khỏeTiếp viên hàng không

Mô tả công việc: Chào đón khách hàng, kiểm tra vé, giải thích cách sử dụng thiết bị an toàn, phục vụ thức ăn đồ uống trên máy bay; đảm bảo an toàn, thoải mái cho khách hàng trong chuyến đi.

Rủi ro thường gặp:

- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.

- Tiếp xúc với bệnh tật.

- Nguy cơ bị thương ngoài da.

Mức độ gây hại cho sức khỏe: 62,3/100. 

Những công việc có hại cho sức khỏeNha sĩ, bác sĩ phẫu thuật răng

Mô tả công việc: Kiểm tra, chẩn đoán, điều trị bệnh, chấn thương, dị tật răng và lợi. 

Rủi ro thường gặp:

- Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.

- Tiếp xúc với bệnh tật.

- Ngồi quá nhiều.

Mức độ gây hại cho sức khỏe: 65,4/100.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ