Những bài thuốc chữa bách bệnh từ đinh lăng - nhà nào cũng cần

Những bài thuốc chữa bách bệnh từ đinh lăng - nhà nào cũng cần, gia đình bạn cũng vậy!

Những bài thuốc chữa bách bệnh từ đinh lăng - nhà nào cũng cần
bài thuốc từ cây đinh lăng
Trong số những cây cảnh mà người quê và người thành thị ưa trồng, đinh lăng là loại cây hữu dụng nhất.

Trong số những cây cảnh mà người quê và người thành thị ưa trồng, đinh lăng là loại cây hữu dụng nhất. Dù hình dáng có vẻ không “dính dấp” gì đến nhân sâm, nhưng đinh lăng là cây cùng họ, với những công dụng tương tự như vị thuốc quý này. Ngoài ra, đinh lăng còn là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn rất ngon.

Theo đông y, rễ đinh lăng chứa nhiều thành phần có tác dụng như nhân sâm, giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng. Đối với những bà mẹ mới sinh, dân gian có một bài thuốc chữa tắc sữa rất hay là lấy rễ đinh lăng và gừng tươi sắc thuốc uống, dùng vài lần sẽ thấy hiệu quả. Với trẻ mới sinh hay trằn troc vào ban đêm, vài lá đinh lăng phơi khô lót vào gối nằm của trẻ cũng sẽ giúp trẻ ngủ ngon. Tuy nhiên, cũng như tất cả các cây thuốc khác, đinh lăng nếu dùng nhiều sẽ gây cảm giác say thuốc và mệt mỏi, nôn mửa.

Một số bài thuốc từ cây đinh lăng:

Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.

- Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

-Bồi bổ cho sản phụ: Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

-Thông tia sữa, căng vú sữa: Phụ nữ đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

- Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở “phích”). Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

- Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8gr, củ xương bồ 6gr; Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

- Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gr lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

- Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

- Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

-Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Nhà có cây đinh lăng tựa như thêm một bài thuốc, lúc thanh nhàn thì cây cảnh trồng cho tao nhã, khi ốm đau cũng có tác dụng chữa bệnh. Hoặc hôm nào muốn đổi vị, vài lá đinh lăng cho món kho, món gỏi, món hầm sẽ giúp bữa cơm thêm ngon.

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ