Nhiều trường chuẩn quốc gia đối diện nguy cơ “rớt chuẩn“

GD&TĐ - Việc sáp nhập trường, điểm trường trong thời gian qua khiến quy mô lớp học tăng, sỹ số học sinh trên lớp cũng tăng, dẫn đến nhiều trường có nguy cơ mất chuẩn quốc gia, không đạt các tiêu chí theo quy định.

Nghệ An đạt 72,67% trường đạt chuẩn quốc gia
Nghệ An đạt 72,67% trường đạt chuẩn quốc gia

Tính đến hết năm học 2018 – 2019, toàn tỉnh Nghệ An có 1104 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 72,67%, vượt chỉ tiêu và vượt thời hạn đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 13 đã đề ra. Trong đó 2 địa phương có tỷ lệ cao nhất là thị xã Cửa Lò (100%) và thị xã Thái Hòa (93,75%).

Tuy nhiên, ở nhiều địa phương vẫn còn khó khăn về cơ sở vất chất xây dựng trường chuẩn. Ông Vũ Tiến Dũng – PCT UBND thị xã Hoàng Mai cho biết: Sau khi chia tách khỏi huyện Quỳnh Lưu, giáo dục Hoàng Mai gặp rất nhiều khó khăn vì đa phần trường học đã xuống cấp. Vì vậy, 5 năm qua thị xã đã huy động hơn 260 tỷ đồng (chiếm 31% ngân sách huyện) nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Khó khăn về cơ sở vật chất khiến nhiều trường vẫn chưa đạt chuẩn quốc gia
 Khó khăn về cơ sở vật chất khiến nhiều trường vẫn chưa đạt chuẩn quốc gia

Hiện toàn thị xã đang còn 112 phòng học tạm và mượn, Trường THPT Hoàng Mai 2 đang phải đi thuê địa điểm. Thực tế, trên địa bàn dù nhu cầu đến lớp của học sinh (đặc biệt là trẻ mầm non) tăng nhanh nhưng cơ sở vật chất lại chưa đáp ứng được.

Bên cạnh đó, việc giữ chuẩn đối với các trường đã đạt chuẩn cũng đối mặt với nhiều nguy cơ. Tại huyện Quỳ Hợp, bà Trần Thị Đào – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Theo quy định, sau 5 năm các trường đã đạt chuẩn quốc gia sẽ được rà soát và công nhận lại. Tuy vậy, rất nhiều trường cơ sở vật chất xuống cấp nếu không tu bổ thường xuyên. Hoặc, có nhiều tiêu chí mới, cần phải bổ sung khiến việc công nhận lại rất vất vả.

Cụ thể như Trường Tiểu học Châu Tiến và Trường Tiểu học Châu Hồng đang chuẩn bị được thẩm định lại trong năm học mới, nhưng 2 đơn vị này lại chưa có đủ kinh phí để bổ sung phòng máy tính theo thông tư 17 của Bộ GD&ĐT.

Nhiều trường tại Diễn Châu, Nghệ An đối mặt nguy cơ rớt chuẩn vì không đáp ứng các tiêu chí về quy mô lớp học, sỹ số học sinh tăng
 Nhiều trường tại Diễn Châu, Nghệ An đối mặt nguy cơ rớt chuẩn vì không đáp ứng các tiêu chí về quy mô lớp học, sỹ số học sinh tăng

Cũng theo Thông tư 17 về kiểm định chất lượng, công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường tiểu học không được quá 30 lớp, đối với bậc mầm non, mỗi trường không quá 20 nhóm, lớp. Nhưng trong điều kiện tăng dân số và biến động về quy mô mạng lưới trường lớp, nhiều trường học ở Nghệ An không còn đáp ứng được quy định này.

Tại huyện Diễn Châu, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Sánh cho biết: Trên địa bàn chúng tôi nhiều đơn vị tiểu học đã có số lớp vượt quá 30 lớp. Những đơn vị này trước đây đã được công nhận chuẩn quốc gia và nếu thực hiện kiểm tra công nhận lại thì những đơn vị này sẽ không đạt chuẩn.

Ông Nguyễn Hữu Sánh cho biết thêm, trong thời gian tới, huyện sẽ tiến hành lộ trình sáp nhập xã. Song song với đó, các trường cũng sẽ tiến hành sáp nhập. Như vậy, quy mô lớp của các trường sẽ tăng lên, sỹ số học sinh trên lớp cũng tăng lên khiến các trường này không còn đạt chuẩn.

Tương tự với bậc mầm non, do địa bàn rộng, dân cư đông nhưng các không được tách trường. Thế nên nhiều trường mầm non ở các xã Diễn Thịnh, Diễn Yên, Diễn Hồng, Diễn Kỷ sẽ không thể đạt được chuẩn quốc gia mức độ 2.

Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho rằng: Trong giai đoạn hiện nay, quá trình xây dựng trường chuẩn cần phải gắn với công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Vì thế, ngành sẽ thực hiện nghiêm túc vấn đề nay và xem đây là khâu đột phá về công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhằm đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Qua thống kê, năm học 2019 - 2020, Nghệ An đang còn 1.255 phòng học tạm, mượn. Từ nay đến năm 2020, trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 phòng học cần phải được đầu tư kiên cố hóa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thơm tìm thấy ánh sáng của cuộc đời qua đam mê hội họa.

Cô gái vẽ tranh bằng… miệng

GD&TĐ - Bị bại liệt bẩm sinh và chưa một ngày được đến trường, nhưng Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã nỗ lực vượt lên, tập ngậm bút, vẽ tranh bằng miệng.

Vườn quốc gia Chư Mom Ray quản lý, bảo vệ 56.249ha rừng đặc dụng và hơn 4.000ha rừng sản xuất.

Dưới tán rừng đang thức giấc

GD&TĐ - Chưa đầy một năm, hàng loạt loài động vật quý hiếm từng vắng bóng lần lượt xuất hiện ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum).

Những nhũ đá tự nhiên sừng sững trong hang động.

Kỳ vỹ Động Sơn Mộc Hương

GD&TĐ - Hang Dơi có tên gọi khác là Động Sơn Mộc Hương được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào ngày 24/11/1998.

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm hệ thống tại Khu Nghiên cứu Công nghệ Cổ Nhuế (Hà Nội).

Hệ thống lưu trữ năng lượng hỗn hợp

GD&TĐ - Hệ thống mới do Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường phát triển đang cho thấy tiềm năng ứng dụng vượt ra ngoài phạm vi phòng thí nghiệm.