Nhiều nơi ở Hà Tĩnh, Quảng Bình bị lũ nhấn chìm

Nhiều nơi ở Hà Tĩnh, Quảng Bình bị lũ nhấn chìm
Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, mưa lũ lớn trong ba ngày từ 14-16/10 đã làm một người chết (Hà Tĩnh), hai người mất tích (một người ở Hà Tĩnh, một người ở Thừa Thiên Huế).

Hà Tĩnh :Tiếp tục triển khai các phương án, chủ động ứng phó với mưa lũ

Từ ngày 14 đến 17/10, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có mưa rất to, mực nước các sông lên rất nhanh. Tính đến 19 giờ ngày 16/10, tại Chu Lễ là 16,56m (trên báo động III là 3,06m); Hoà Duyệt là 11,65m (trên báo động III là 1,15m); ở Kẻ Gỗ là 31,94m, hồ Sông Rác là 22,2m;...

Lực lượng cứu hộ di dời các hộ dân ngập lụt ở Cẩm Xuyên(ảnh HTO)
Lực lượng cứu hộ di dời các hộ dân ngập lụt ở Cẩm Xuyên(ảnh HTO)

"Vũ Quang nước ngập hết rồi, nhiều xóm nước ngập tận nóc nhà, mưa đang rất to, mất điện laptop hết pin; quocchaubotay.com rồi. Huyện đang di chuyển các cụ già lên UBND huyện".

Trên đây là những dòng thông tin do anh Quốc Châu - CTV của chúng tôi ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) nhắn về qua điện thoại vào tối 16/10.

Mưa lớn đã làm ngập 92 xã của các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà. Một số tuyến giao thông như: Quốc lộ 15A, Tỉnh lộ 17, 3, 22 và giao thông nông thôn bị ngập sâu, có chỗ lên đến 2,5m, gây ách tắc giao thông...

Để đối phó với diễn biến xấu, chính quyền các cấp, các lực lượng quân đội, công an và nhân dân đã huy động hàng ngàn cán bộ chiến sỹ và hàng chục ca nô, thuyền máy vào tận các điểm ngập nặng để giúp người dân sơ tán đến nơi an toàn; khẩn trương chuyển 5 tấn mỳ tôm, nước uống để kịp thời cứu tế cho người dân. Tính đến 19 giờ ngày 16/10, toàn tỉnh đã tổ chức di dời đến nơi an toàn 5.929 hộ dân; Bộ đội Biên phòng cứu hộ 1 tàu chết máy và cứu 5 ngư dân vào an toàn...

Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục triển khai các phương án di dời dân ra khỏi vùng ngập lụt nặng, hạ du các công trình xung yếu; thường xuyên theo dõi sát sao tình hình, chủ động triển khai các phương án ứng phó với mưa lũ, nhất là đề phòng lũ quét và sạt lở đất; đồng thời cử các lực lượng bám sát, chỉ đạo công tác vận hành các hồ đập, sẵn sàng giúp đỡ, ứng cứu nhân dân khi cần thiết, tuyệt đối không được để người dân đói, rét...

Ông Nguyễn Tàng (Hương Khê) cho biết: Lũ đợt trước ngâm thối đất, thối dai, đợt lũ này, nước cuồn cuộn đổ về nên sạt lở bờ sông, cầu cống, đường sá, đê diều là không tránh khỏi.

Cho đến thời điểm hiện tại chưa có thống kê đầy đủ về sạt lở, nhưng có 2 vụ sạt lở nghiêm trọng là sạt lở đập khe Mơ (xóm 1, xã Sơn Hàm, Hương Sơn) và sạt lở đập Rú Xí (Đức Bồng, Đức Thọ) là vô cùng nghiêm trọng.

fd
Vỡ đập khe Mơ. ảnh gdtd.vn

Theo thông tin từ Đ/c Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, tại Vũ Quang có một trường hợp mất tích, hiện nay chưa tìm được tung tích. Tại Hương Sơn, theo thông tin từ ông Nguyễn Duy Trinh- Chủ tịch UBND huyện đến ngày 17 tháng 10, thiệt hại ước tình đến 45 tỷ đồng. Về người có em Đoàn Hiệp Đông (sinh năm 1996, con ông Đoàn Quang Khiêu, xóm Cao Sơn , xã Sơn Thủy) trên đường đi học bị chết đuối vào lúc 6 giò 10 phút ngày 15-10.

Người già, Phụ nữ, trẻ em được ưu tiên di dời đầu tiên
Người già, Phụ nữ, trẻ em được ưu tiên di dời đầu tiên. (ảnh HTO)

Quảng Bình: Trong 3 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 200mm như Đồng Tâm, Minh Hóa 220mm, Tuyên Hóa 219mm, mực nước trên các con sông lên rất nhanh. Đến 15h ngày 16/10, nước sông Gianh đã lên báo động 3, nước sông Kiến Giang vượt báo động 2 gần 1m...

Nước dâng cao đã làm ngập đường 12A đoạn qua xã Đức Hóa, Thạch Hóa (Tuyên Hóa) ảnh
Nước dâng cao đã làm ngập đường 12A đoạn qua xã Đức Hóa, (Tuyên Hóa) ảnh:QBO

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, tính đến 16h ngày 16/10, trên địa bàn Tuyên Hóa có 379 ngôi nhà bị ngập, huyện Quảng Trạch có 260 nhà bị ngập, huyện Lệ Thủy có 50 nhà dân và 01 trường mầm non bị tốc mái... Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã ở các địa phương cũng đã bị ngập, gây ách tắc giao thông. Các tuyến đường vào xã Tân Hoá, Thượng Hoá, Hoá Sơn (huyện Minh Hoá), xã Kim Thuỷ, Ngân Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ), Trường Sơn, Trường Xuân (huyện Quảng Ninh) đã bị nước lũ cô lập và chia cắt hoàn toàn. Hơn 200 hộ dân các xã vùng cồn bãi Quảng Minh, Quảng Hải... (huyện Quảng Trạch) lại bị lũ nhấn sâu.

Các địa phương đã di dời trên 5.400 hộ dân các vùng bị ngập trũng, vùng ven các triền sông có nguy cơ sạt lỡ đất của các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá, Quảng Trạch và Bố Trạch... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 28 tàu với 229 thuyền viên đang hoạt động trên biển.

Mưa lớn trong những ngày qua đã làm 260 hộ với khoảng 8.600 khẩu ở huyện Quảng Trạch bị ngập, đập Mũi Rồng (Quảng Tiên) có nguy cơ vỡ. Hiện nay, địa phương đã chủ động di dời người dân ở các xã bị ngập sâu như Sơn Trạch, Hưng Trạch, Liên Trạch và có phương án xả đập phụ để tránh nguy cơ vỡ đập Mũi Rồng trước tình hình nước vẫn còn lên cao trong những ngày sắp tới.

Tại huyện Tuyên Hóa, có 10 xã bị ngập, trong đó ngập nặng nhất là hai xã Thanh Hóa, Thạch Hóa. Các tuyến đường liên thôn, liên xã bị ngập đã gây ách tắc giao thông, một số thôn, xã bị chia cắt. Trên toàn địa bàn hiện có 400 nhà dân bị ngập. Huyện đã khẩn trương sơ tán 416 hộ dân với trên 1460 khẩu lên các vùng cao.

Tại Minh Hóa, một số vùng đã bị chia cắt hoàn toàn như thôn Kim Bảng, xã Minh Hóa; thôn Phú Nhiêu xã Thượng Hóa. Đường vào bản của đồng bào Rục ở Thượng Hóa bị cô lập hoàn toàn. Đập Ba Nương (Xuân Hóa) cũng bị sạt lở. Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, huyện đã kịp thời di dời 200 hộ ở thôn 4, thôn 5 của xã Tân Hóa lên các vùng cao, đồng thời có 200 chiến sỹ biên phòng cắm chốt ở đây để kịp thời giúp dân chống lũ.

Các xã Hưng Trạch, Sơn Trạch ở Bố Trạch cũng đã bị chia cắt do lũ, địa phương đang khẩn trương di dời dân ở các xã bị ngập và có nguy cơ ngập, đồng thời kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương kiên quyết di dời dân ở những vùng dễ bị sạt lở, có nguy cơ lũ quét, ngập sâu trước 20h ngày 16/10 và quyết tâm không để một người dân nào bị chết trong đợt lũ này. Chỉ đạo các địa phương chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại chỗ; tiếp tục kêu gọi tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn; tổ chức kiểm tra, canh giữ các hồ chứa nước để có phương án xử lý kịp thời, tránh tình trạng vỡ đập xảy ra; chú trọng vấn đề dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm cần thiết cho các vùng có nguy cơ bị chia cắt.

Những
Những thiệt hại ban đầu là vô cùng nghiêm trọng

Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các địa phương tổ chức trực 24/24 để chủ động đối phó và đảm bảo an toàn cho nhân dân vùng mưa, lũ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra; đồng thời giao cho các địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học khi có lũ lớn xảy ra.  

Theo Trung tâm Dự Báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện lũ trên các sông ở Nghệ An đang lên và ở mức báo động 1. Sông ở Quảng Bình xuống nhưng ở mức cao báo động 3. Ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam ở mức báo động 1, báo động 2.

Dự báo, lũ trên các sông từ Nghệ An đến Hà Tĩnh tiếp tục lên. Các sông ở Quảng Bình xuống chậm và duy trì ở mức cao. Mực nước các sông ở Thanh Hóa tiếp tục lên./.

Lê Văn Vỵ - Minh Quang - Lê Nguyễn

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ