Đoàn học sinh Việt Nam đạt giải cao tại cuộc thi toán quốc tế lần thứ 17 tại Bungari. |
Hiện nay, toán học Việt Nam đang đứng ở vị trí từ 50-55 thế giới và vị trí thứ 40 là mục tiêu mà toán học Việt Nam hướng tới từ nay đến năm 2020. |
Chương trình cũng đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 có đủ đội ngũ giảng viên toán có trình độ ở các trường đại học, cao đẳng, trong đó trên 70% giảng viên ở các trường đại học lớn có bằng tiến sĩ.
Bên cạnh đó, xây dựng Viện Toán học và 1-2 khoa Toán ở các trường đại học lớn trở thành trung tâm nghiên cứu và đào tạo toán của khu vực; nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo học sinh giỏi toán ở các cơ sở giáo dục phổ thông, đặc biệt là ở các trường chuyên...
Theo chương trình, bảy nội dung và giải pháp thực hiện Chương trình được đưa ra, trong đó, giải pháp đầu tiên là xây dựng "Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán."
Việc hoàn thiện lại hệ thống các lớp chuyên toán theo chủ trương mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thi học sinh giỏi, cấp học bổng, ưu tiên tuyển chọn vào đại học, đào tạo giáo viên cũng được chú trọng.
Khuyến khích giảng viên toán ở các trường đại học đẩy mạnh công tác nghiên cứu. Cử cán bộ nghiên cứu-giảng dạy toán đi đào tạo nâng cao và thực hiện trao đổi khoa học định kỳ ở nước ngoài.
Một giải pháp quan trọng khác là hỗ trợ một số đề tài nghiên cứu ứng dụng toán học trọng điểm với kinh phí đủ cao, tổ chức các hội nghị lớn về toán học trong nước và quốc tế nhằm tạo ra sức hút trong khu vực...
Mới đây, công trình nghiên cứu “Bổ đề cơ bản đối với các nhóm unita” của GS Ngô Bảo Châu và GS Gerard Laumon (người Pháp) đã được tạp chí nổi tiếng thế giới Times bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học nổi bật thế giới năm 2009. Và cùng với nhiều tấm gương tiêu biểu trong nền Toán học Việt Nam, Toán học đã ngày càng khẳng định vai trò như một con đường cao tốc trong hệ thống đường cao tốc phát triển khoa học và công nghệ nước nhà. |
PV