Nguy cơ rủi ro vẫn còn nhiều với ngành chăn nuôi

Nguy cơ rủi ro vẫn còn nhiều với ngành chăn nuôi

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, từ sau năm 2004, đỉnh điểm của đại dịch cúm gia cầm khiến  45 triệu con gia cầm bị tiêu hủy, ngành chăn nuôi có bước tiến vượt bậc cả về thể chế, cơ chế, công nghệ, nhận thức và phương thức tổ chức chăn nuôi.

Đến nay, chưa nước nào trong khu vực có quy mô sản xuất cám công nghiệp tới 25 triệu tấn/năm, có các thiết chế chăn nuôi lớn gia súc, gia cầm bảo đảm sản xuất mỗi năm 40 triệu con lợn.

Hiện trang trại chăn nuôi cỡ 10.000 con lợn là bình thường, không phải quá lớn. Có những đơn vị hiện đã sản xuất 50 triệu con gà giống, không phải là gà công nghiệp mà là gà đặc sản Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu nhìn thẳng vào thực tế thì nền chăn nuôi Việt Nam vẫn còn nguy cơ rủi ro rất cao. Vấn đề nổi lên hàng đầu là chăn nuôi quy mô hộ nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Đại gia súc vẫn còn hàng triệu hộ nên nguy cơ rất cao.

Đến nay, hơn 90% xã của cả nước đã qua 30 ngày chưa phát sinh ổ dịch tả lợn châu Phi mới. “Tuy nhiên, với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ thì việc đảm bảo an toàn sinh học không triệt để, không ai dám khẳng định dịch tả lợn châu Phi không quay trở lại”, Bộ trưởng Cường nói.

Đặc biệt, năm nay  nhuận hai tháng 4 nên nền nhiệt lạnh vì có rét “nàng Bân”, tiết mưa mù. Đây là điều kiện tối đa cho các loại virus như lở mồm long móng, dịch tả.

Do đó, các địa phương cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch theo văn bản chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và Thủ tướng chính phủ về công tác phòng chống dịch.

“Chúng ta rất muốn tái đàn để phục hồi quy mô chăn nuôi lợn nhưng phải bảo đảm tăng trưởng chắc chắn, ổn định bền vững, không được bất chấp rủi ro để tăng đàn”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ