Nghệ An: Công nhân bị chặn xe đưa đón vì không thuê phòng trọ

GD&TĐ - Hàng trăm công nhân tại Cty TNHH điện tử BSE (KCN Nam Cấm, Nghi Lộc, Nghệ An) bị đe dọa, đánh đập, cấm không được đi xe đưa đón công nhân của công ty mà phải thuê phòng trọ ở.

Nghệ An: Công nhân bị chặn xe đưa đón vì không thuê phòng trọ
Nghệ An: Công nhân bị chặn xe đưa đón vì không thuê phòng trọ ảnh 1Nghệ An: Công nhân bị chặn xe đưa đón vì không thuê phòng trọ ảnh 2Nghệ An: Công nhân bị chặn xe đưa đón vì không thuê phòng trọ ảnh 3
Ngày 22/6, hàng trăm công nhân của công ty TNHH điện tử BSE đồng loạt xin nghỉ phép để yêu cầu cơ quan chức năng chính quyền giải quyết việc họ bị một nhóm người đe dọa, cấm đi xe ô tô đưa đón của công ty, thậm chí có người bị hành hung.

Theo chị Nguyễn Thị Đông (trú tại Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, chị làm công nhân ở đây được hơn 10 tháng, công ty có xe đưa đón công nhân nên đi tan ca là chị lên xe về đến nhà đỡ phải thuê trọ.

Mỗi tháng tiền lương của chị Đông là 2,6 triệu, “nếu thêm chi phí thuê nhà trọ nữa thì chẳng còn lại bao nhiêu, nên rất đông anh chị em công nhân đều đi xe của công ty.

Nhưng mấy bữa nay xe đón công nhân đến là bị người dân chặn không cho vào, chúng tôi phải thuê xe hoặc đi bộ thêm gần 5km nữa mới đến công ty. Đi nhờ xe máy cũng bị người ta dọa, đánh đập” - chị Đông kể.

Chị Trần Thị Thiếp (trú tại Diễn Châu) cũng là công nhân của công ty BSE, với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng. “Mỗi tuần tăng ca xong thì trời đã tối muộn. Nếu không có xe đưa đón công nhân thì không dám về vì đường xa. Đi xe của công ty đưa đón chúng tôi thấy an toàn hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí thuê trọ, ăn uống” - Chị Thiếp giãi bày.

Chị Thiếp mấy hôm nay đi làm cũng gặp chung tình trạng xe bị chặn đánh.“Xe bị chặn, thậm chí người ngồi trên xe còn bị dọa đánh đập. Tôi đi làm mà phải mang thêm mũ bảo hiểm để xin xe máy đi vào công ty, nhưng khi thấy đi xe máy vào, một số người chặn đường đánh vào mặt mũi khiến tôi hoảng sợ …”

Đối tượng chặn xe đưa đón công nhân theo tìm hiểu được biết là một số một số hộ dân thuộc xóm 3, 8,8 và 11 thuộc xã Nghi Xá (Nghi Lộc).

Theo người dân, những hộ xung quanh KCN Nam Cấm đã nhượng đất cho dự án. Sau đó, một số ít đã được bố trí việc làm, số còn lại ở nhà kinh doanh phòng trọ và các cửa hàng nhỏ lẻ.

Việc kinh doanh cần nhiều vốn nên nhiều hộ gia đình đã phải thế chấp, vay mượn ngân hàng đầu tư xây dựng phòng trọ cho thuê.

Nhưng hiện nay vì số lượng xe đưa đón công nhân quá nhiều nên nhiều hộ kinh doanh phòng trọ trên địa bàn bỏ trống. 

Ngày 10/6/2016, các hộ dân đã ra thông báo và yêu cầu các nhà xe “phải dừng ngay lại việc đưa đón công nhân ở đây”. Đồng thời ra thời hạn “Chúng tôi cho phép các nhà xe được phép thực hiện trong vòng 7 ngày, bắt đầu từ ngày nhận được thông báo trên. Nếu sau 7 ngày nhà xe không chấp hành thì chúng tôi sẽ cho nhân dân chặn và có biện pháp nặng. Nếu xảy ra điều gì, chúng tôi không chịu trách nhiệm”.

Theo ông Hoàng Duy Dương - Trưởng công an xã Nghi Xá, trên địa bàn có hơn 1.044 phòng trọ để phục vụ công nhân, nhưng do các nhà máy có xe đưa đón công nhân nên phòng trọ không phát huy được hiệu quả khiến người dân bức xúc, và tự phát hành động chặn xe. Lực lượng chức năng địa phương đã tuyên truyền cho người dân hiểu rõ việc làm đó là sai, không đúng pháp luật.

“Hiện tại, công an xã đã tham mưu cho chính quyền địa phương ra thông báo cấm các người dân có hành vi ngăn cản xe đưa đón công nhân trên tỉnh lộ 536. Xã cũng đã báo cáo với công an huyện, phối hợp sẽ mời người dân lên làm việc”.

Hôm nay (22/6), lực lượng công an huyện, Trạm CSGT 5-1 (thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An) được tăng cường đến hiện trường để điều tiết giao thông. Sự việc khiến hàng trăm công nhân hoang mang, phải nghỉ việc, mất một ngày công.

Công an huyện Nghi Lộc đang tiếp tục điều tra làm rõ những đối tượng có hành vi cản trở xe đưa đón công nhân vào nhà máy làm việc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.