Ngăn chặn Covid-19: Tại sao phương Tây thất bại?

Ngăn chặn Covid-19: Tại sao phương Tây thất bại?

Nhưng theo nhiều nhà quan sát, động thái này quá trễ khi virus đã lây lan trong cộng đồng. Phương Tây với nền y học hiện đại đã lộ ra những lỗ hổng và sự yếu kém trong việc chuẩn bị đương đầu với một dịch bệnh mới. 

Hãy nhìn nhận nghiêm túc

Các chuyên viên sức khoẻ đều đồng ý về các biện pháp căn bản từ lúc Covid-19 bộc phát: Xét nghiệm trên diện rộng, cách ly những người đã dương tính và khuyến khích không tiếp xúc cự ly gần dưới 2 mét khi ra bên ngoài. Các biện pháp này cũng đang được phương Tây áp dụng với qui mô và độ trễ khác nhau nhưng lại không đủ nhanh như các nước châu Á. “Cả Anh và Mỹ đều mất cơ hội, bỏ qua thời gian vàng cứu sống nhiều người” - Tikki Pangestu, cựu Giám đốc nghiên cứu chính sách của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói.

Ngăn chặn Covid-19: Tại sao phương Tây thất bại? ảnh 1
Người dân châu Á có ý thức phòng dịch Covid - 19.

Họ có đến 2 tháng để chuẩn bị khi Trung Quốc công bố dịch bệnh mới tại thành phố Vũ Hán với WHO vào ngày 31/12/2019. Tiếc thay, nhiều người phương Tây lại có lối suy nghĩ khác trong thời đại toàn cầu hoá và du lịch phát triển: “Dịch bệnh ở rất xa và sẽ không xảy ra tại đất nước tôi. Đây là vấn đề riêng của Trung Quốc”. Suy nghĩ sai lầm này dẫn đến sự “thong dong tự tại” và chuẩn bị kém. Ngược lại, dù đến thời điểm công bố dịch, Trung Quốc vẫn khẳng định “virus mới không truyền từ người sang người”. Dù các hiểu biết về Coronavirus còn rất ít nhưng chỉ trong 3 ngày, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông đã đẩy nhanh hoạt động sàng lọc tại các cửa khẩu, phi cảng. Thậm chí, Đài Loan kiểm tra thân nhiệt của hành khách từ Vũ Hán về trước khi ra lệnh ngưng bay.

Khi các nhà khoa học xác định Coronavirus có thể lây từ người sang người, ngay cả lúc chưa phát triệu chứng ho, sốt, khó thở và xét nghiệm sàng lọc các đối tượng có nguy cơ F1, F2, F3 đã trở thành “yêu cầu quan trọng” tại nhiều nước châu Á.

Xét nghiệm trên diện rộng

Ngăn chặn Covid-19: Tại sao phương Tây thất bại? ảnh 2
Một siêu thị “cháy hàng” vì đại dịch.

Khi dịch Covid-19 xảy ra, số ca có triệu chứng tại Hàn Quốc tăng nhanh dẫn đến việc chính phủ quyết định xét nghiệm trên diện rộng những người có nguy cơ, khoanh vùng cách ly khu vực và cộng đồng nghi nhiễm. Hàn Quốc đã xét nghiệm được hơn 290.000 người với tần suất 10.000 ca mỗi ngày. “Tốc độ tầm soát người bệnh tăng nhanh đáng nể”, Giáo sư Ooi Eng Eong - chuyên viên về các bệnh nhiễm mới tại Đại học quốc gia Singapore (NUS) thừa nhận. 

Hàn Quốc có hệ thống xét nghiệm bệnh nhiễm hoàn hảo được xây dựng sau đợt dịch hô hấp cấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome) năm 2015 làm chết 35 người. Trong khi đó, việc xét nghiệm sàng lọc tại Mỹ không hề được chuẩn bị và bị đánh giá là “thất thủ” khi virus bắt đầu tổng tấn công. Nhiều bộ xét nghiệm bị lỗi và các phòng xét nghiệm tư nhân gặp trở ngại khi xin giấy phép hoạt động. Ai muốn xét nghiệm sớm phải trả số tiền lớn. 

Nay, việc xét nghiệm miễn phí tại Mỹ mới được đưa vào luật. Trong khi đó, nước Anh chỉ xét nghiệm trong bệnh viện nên khó lòng nhận biết những ca dương tính có triệu chứng nhẹ. Giáo sư Tikki Pangestu thừa nhận, tại một số quốc gia không có đủ bộ xét nghiệm virus dù xét nghiệm tầm soát trên diện rông là “ưu tiên số 1”. “Tìm ra những người chưa xuất hiện triệu chứng và nhẹ chưa cần nhập viện nhưng đã là nguồn lây còn quan trọng hơn nữa” – ông nói.

Người trẻ quá tự tin

Nhiều người trẻ ở các nước phương Tây có suy nghĩ, nếu mắc cũng chỉ nhẹ và sẽ tự khỏi nên họ cứ thoải mái giao tiếp xã hội, gặp gỡ bạn bè mà không cần mang khẩu trang. Thống kê cho thấy, tuổi bình quân tử vong tại Ý là 78,5; tại Trung Quốc, tỉ lệ người trên 80 tuổi chết vì virus là 15% trong khi dưới 50 tuổi chỉ 1% càng khiến họ an tâm. Nhưng mới đây WHO cảnh báo đây là “quan niệm sai lầm”, vì người trẻ có thể không chết vì virus nhưng ông bà và cha mẹ họ có thể chết vì virus họ mang về nhà.

 “Đây là khác biệt giữa sự sống và cái chết. Cách chọn tiếp xúc tự do của người trẻ đã cướp đi cơ hội sống của người già” – Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói. Ông cũng cảnh báo: “Dù người già dễ bị nhiễm hơn và dễ chết hơn, nhưng người trẻ không hề được miễn trừ. Họ cũng tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế và xã hội nếu phải nhập viện, chiếm giường bệnh lẽ ra nên dùng cho người già yếu. Thông điệp của tôi là: Các bạn trẻ không phải là vô hình. Virus có thể đưa bạn vào bệnh viện bất cứ lúc nào và lấy đi mạng sống của bạn”. 

Nhìn về Vũ Hán không có thêm ca bệnh địa phương nào, ông nói thêm: “Đây là niềm hy vọng cho thế giới vì ngay tâm dịch nghiêm trọng nhất cũng đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần”. Một cuộc khảo sát cho thấy có từ 90 - 95% người dân châu Á mang khẩu trang ngoài đường lúc đỉnh dịch trong khi tại phương Tây con số này là 5 - 15%, đa số thuộc các cộng đồng thiểu số!

Theo The New York Times

Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.