Nga tăng cường năng lực phòng thủ Bắc Cực

Một nguồn tin từ Bộ Tổng Tham mưu Nga hôm 30-12 cho biết sẽ thành lập trung đoàn tên lửa phòng không S-400 Triumf trên bán đảo Novaya Zemlya, trực thuộc Bộ Tư lệnh Bắc Cực, trong năm 2015.

Nga tăng cường năng lực phòng thủ Bắc Cực

Ngoài ra, còn có một khẩu đội pháo kết hợp đất đối không và phòng không Pantsir-S1, được bố trí tại căn cứ không quân bên trong vòng Bắc Cực.

Bộ Tư lệnh Bắc Cực của Nga đã đi vào hoạt động ngày 1-12 năm nay trên cơ sở Hạm đội phương Bắc, với số đơn vị của 3 quân khu.

http://photocdn3.itar-tass.com/width/744_b12f2926/tass/m2/en/uploads/i/20141229/1077066.jpg

Nga đang tích cực tăng cường lực lượng ở Bắc Cực. Ảnh: ITAR-TASS

Theo các thông tin trước đó, một đơn vị phòng không đóng trên bán đảo Kola đã được trang bị hệ thống phòng không S-400 trong năm nay và khẩu đội pháo Pantsir-S1 đã được triển khai trên quần đảo Novosibirsk.

Thêm vào đó, theo kế hoạch, một đơn vị thuộc quân khu miền Đông ở Chukotka được cung cấp máy bay không người lái Orlan-10 trước khi kết thúc năm 2014.

Bộ Quốc phòng Nga cũng đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc thám hiểm lớn ở khu vực Bắc Cực trong năm 2015.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc thành lập cơ sở hạ tầng quân sự ở các khu vực thuộc Bắc Cực sẽ được hoàn tất vào năm 2015.

Tuy nhiên, ông khẳng định Nga không có ý định quân sự hóa Bắc Cực, các hành động của nước này trong khu vực tuyệt đối cần thiết để bảo đảm năng lực phòng thủ của Nga.

Trong khi đó, trung tướng Ben Hodges, tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu, cho biết Mỹ lên kế hoạch bố trí khoảng 150 xe tăng và xe bọc thép ở châu Âu vào cuối năm 2015.

U.S. soldiers deployed in Latvia perform during a drill at Adazi military base October 14, 2014. (Reuters/Ints Kalnins)

Binh sĩ Mỹ ở Latvia. Ảnh: REUTERS

Trong số đó, một số xe tăng và xe bọc thép - đủ để trang bị cho một lữ đoàn thiết giáp - có thể được đóng quân ở Ba Lan, Romania hoặc các quốc gia Baltic.

Trung tướng Hodges nhấn mạnh đề xuất thành lập một lữ đoàn Mỹ luân phiên đến châu Âu đã được đưa ra cách đây 2 năm.

Động thái duy trì đầy đủ trang thiết bị ở châu Âu cho một lữ đoàn thiết giáp Mỹ sẽ giúp các binh sĩ được điều động từ Mỹ để tham gia tập trận không phải đem theo quân trang của riêng họ.

Hơn nữa, số trang thiết bị này còn cần thiết nếu Mỹ cần tăng viện cho Đông Âu một cách nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.

Đáng chú ý, hiện Mỹ có khoảng 30.000 quân ở châu Âu cộng với quân số tương tự thuộc không quân, hải quân và thủy quân lục chiến.

Theo Người Lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ