Trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 7/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã cảnh báo những hành động "bước vội vàng và thiếu thận trọng " có thể gây hại quan hệ Nga - Mỹ, đồng thời khẳng định: “Những chính sách trừng phạt chắc chắn sẽ ảnh hưởng lại Mỹ kiểu như một chiếc boomerang “.
Đây là cuộc hội đàm cấp cao đầy căng thẳng lần thứ hai trong vòng 24 giờ qua giữa ngoại trưởng hai cường quốc Mỹ - Nga nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về việc Nga đưa quân chiếm đóng trên bán đảo tự trị Crimea.
Người biểu tình chống chiến tranh gần Đại sứ quán Nga ở Kiev. Ảnh: Reuters |
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo các biện pháp trừng phạt đầu tiên áp dụng lên Nga hôm 6-3. Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn khai mạc Paralympic Sochi (Thế vận hội mùa đông cho người khuyết tật) bất chấp việc một loạt nước phương Tây đã tẩy chạy sự kiện này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrove cũng nhấn mạnh: “Nga không thể phớt lờ những lời kêu gọi giúp đỡ, chúng tôi đang hành động tuân thủ theo đúng luật pháp quốc tế”. Serhiy Astakhov, Chỉ huy phó Lực lượng biên phòng Ukraine, cho biết hiện có 30.000 binh sĩ Nga đang có mặt tại Crimea trong khi con số thường xuyên đóng quân tại đây trước khủng hoảng chỉ khoảng 11.000.
Các nhà lập pháp Crimea sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga vào ngày 16-3, tuy nhiên ông Obama và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu EU cho rằng kế hoạch trưng cầu dân ý là bất hợp pháp và vi phạm Hiến pháp Ukraine .
Trong khi đó, lãnh đạo đối lập Yulia Tymoshenko sau khi được trả tự do trong cuộc lật đổ cựu Tổng thống Yanukovich đã có cuộc gặp gỡ Thủ tướng Đức Angela Merket tại Dublin và kêu gọi EU trừng phạt ngay lập tức đối với Nga, đồng thời cảnh báo Crimea có thể trượt dài vào một cuộc chiến tranh du kích.
Bà Tymoshenko cảnh báo nguy cơ chiến tranh du kích tại Crimea. Ảnh: EPA |
Sau một loạt “đòn” trừng phạt của phương Tây với Moscow, hôm 7-3 công ty khí đốt độc quyền của Nga Gazprom cũng đe đọa sẽ cắt cung cấp khí đốt cho Ukraine vì nước này chưa trả số tiền 440 triệu USD mua khí đốt hồi tháng hai.
Châu Âu và Ukraine hiện là hai đối tác nhập khẩu khí đốt chính của Nga nên các lãnh đạo EU đã lập thức thảo ra một số kế hoạch nhằm đưa nguồn khí đốt dự trữ đến cho Ukraine và các quốc gia châu Âu có nhu cầu trong trường hợp ông Putin “trả đũa” các biện pháp trừng phạt bằng cách cắt khí đốt với cả châu Âu.
Còn tại Moscow, một đám đông đã tụ tập gần điện Kremlin để tổ chức hòa nhạc “ủng hộ người dân Crimea" với sự tham gia của một số ngôi sao nhạc pop và giơ cao các khẩu hiệu như " Crimea là đất Nga”, "Chúng tôi tin vào Putin" .