Trước đó, một thỏa thuận dài hạn cho việc cung cấp 76 chiến đấu cơ Su-57 thế hệ 5 đã được tập đoàn Sukhoi ký kết với Bộ Quốc phòng Nga.
Các máy bay Su-57 nội địa đã bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt với các thiết bị thông minh được lắp đặt bên trong máy bay. Giai đoạn sản xuất thứ hai sẽ được tiến hành vào năm 2020.
Su-57 là các máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầy hứa hẹn. Những chiến đấu cơ này được thiết kế sử dụng công nghệ giảm tầm nhìn. Radar của kẻ thù sẽ phát hiện ra chúng muộn hơn các máy bay thông thường và sẽ khó khăn hơn trong việc định vị vị trí của chúng.
Các chiến đấu cơ Su-57 của Nga cũng được trang bị hệ thống radar hiện đại, động cơ mạnh mẽ và các loại vũ khí mới, ví dụ như một tên lửa không đối không tầm xa có tầm bắn tới lên tới 300 km.
Được biết, công nghệ tàng hình của Su-57 đã trở thành vật cản cho việc ký kết hợp đồng với Ấn Độ. New Delhi đã quyết định ngừng tham gia phát triển cùng Nga các chiến đấu cơ đầy hứa hẹn này do Nga bị cáo buộc không tuân thủ nghĩa vụ về việc tạo ra máy bay chiến đấu tàng hình. Tuy nhiên, mới đây, người đứng đầu Không quân Ấn Độ Birender Dkhanoa đã tuyên bố về khả năng ký kết một thỏa thuận cung cấp các máy bay chiến đấu Su-57.
Theo ông Birender Dkhanoa, sau khi Su-57 được chuyển giao cho Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga, Ấn Độ sẽ là quốc gia tiếp theo sở hữu những chiến đấu cơ hiện đại này.
Ngoài Ấn Độ, một trong những khách hàng nước ngoài cũng quan tâm tới Su-57 của Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đã bị loại khỏi chương trình mua máy bay Mỹ F-35 sau khi quyết định mua lại các hệ thống phòng không S-400 từ Moscow.
Trước đó các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã so sánh hiệu suất của Su-57 với máy bay chiến đấu F-35 thế hệ 5 của Mỹ.
Theo đó, thời gian bay của F-35 là 2,36 giờ, Su-57 - 5,8 giờ. Tốc độ tối đa của F-35 là 1931 km/h, Su-57 là 2600 km/h.
Như vậy, rõ ràng, hiệu suất hoạt động của Su-57 là vượt trội hơn so với F-35 của Mỹ.
Được biết, Lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận được đầy đủ 76 máy bay Su-57 thế hệ 5 vào năm 2028.