Nên và không nên làm gì trong ngày Thất tịch?

GD&TĐ - Lễ Thất tịch 7/7 hằng năm được xem là “ngày lễ tình yêu” trong văn hóa của nhiều nước phương Đông. Trong ngày này, bạn nên cân nhắc, kiêng kỵ một số việc để được may mắn trong tình yêu và thuận lợi trong công việc.

Nên và không nên làm gì trong ngày Thất tịch?

Nguồn gốc lễ thất tịch (Valentine phương Đông)

Đó là câu chuyện tình bi thương của chàng Ngưu Lang và và nàng Chức Nữ. Ngưu Lang là người nông dân trần thế, còn Chức Nữ là thần tiên con gái thứ bảy của Ngọc Hoàng.

Trong một lần Chức Nữ hạ phàm rong chơi, tắm trong rừng vắng bị Ngưu Lang giấu mất y phục khiến nàng không thể bay được lên trời nên phải ở lại trần gian, rồi kết nghĩa phu thê, nên duyên chồng vợ với chàng Ngưu.

Hai người sinh con. Một hôm Ngưu Lang đi săn mấy ngày, Chức Nữ vô tình tìm thấy bộ cánh của mình trong bồ thóc, nỗi thương nhớ mẹ cha trào dâng, nàng bèn lắp cánh bay về thiên giới.

Ngọc Hoàng biết chuyện con gái đã lấy chồng và sinh con ở hạ giới thì rất giận nhưng cũng đồng ý cho cha con Ngưu Lang lên trình diện một lần.

Sau khi trình diện nhạc phụ đại nhân, Ngưu Lang được Chức Nữ sai đàn quạ đen đưa chồng con trở về hạ giới. Khi gần tới đất, con đói bụng khóc lu loa, chàng bàn mang cơm đùm mở ra con ăn thì cơm dính vào hai má. Lũ quạ thấy vậy, liền lao vào tranh nhau mổ cơm, làm cho cha con rơi xuống mặt đất, mình đau ê ẩm.

Chức Nữ ngày đêm thương nhớ, bèn xin vua cha cho chồng con chuyển hẳn lên trời. Ngọc Hoàng đồng ý nhưng luật thiên đình không cho thần tiên lấy người hạ giới nên Vương Mẫu Nương Nương phẩy tay vạch một dòng sông Ngân hà, cho hai cha con ở bên kia, mỗi năm được đoàn tụ một lần vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch.

Đến ngày này, lũ quạ đen phải đội đá bắc cầu (gọi là cầu ô thước) để chuộc lỗi năm xưa. Vì vậy, hàng năm vào ngày thất tịch, nỗi niềm thương nhớ rơi xuống thành mưa, mưa Ngâu có từ chuyện đó.

Nên làm gì vào ngày 7/7 để được đong đầy yêu thương?

Tịch là sự im lặng, lúc chiều tà. Thất là bảy. Thất tịch là không gian và thời gian của ngày 7/7 âm lịch mà Ngọc Hoàng ưu ái dành cho cặp tình Ngưu Lang - Chức Nữ được gặp nhau một cách riêng tư. Đó cũng là biểu tượng cho sự đoàn tụ trong tình yêu đôi lứa, sự chia ngọt sẻ bùi, sự thủy chung như nhất.

Nhiều nước phương Đông coi ngày này giống như ngày lễ tình nhân. Phụ nữ thường ở nhà thêu thùa, làm bánh, nấu chè đậu đỏ để gửi tặng người thương. Đàn ông thường thường chuẩn bị những món quà như trâm ngà, khăn tay, socola để bày tỏ tình cảm. Đây cũng là một nét văn hóa thú vị, cần được duy trì.

Ngoài ra, từ góc nhìn phong thủy, chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng cho biết, vào ngày này bạn nên dọn sạch bốn góc Đông - Tây - Nam - Bắc căn phòng ngủ của mình, rồi đặt vào đó một lọ hoa tươi, đồng thời treo lên tường một bức tranh hoa mẫu đơn phong thủy, đặt xuống nền một cái hồ lô thì có thể chấm dứt những ngày độc thân hay hàn gắn những vết thương trong chuyện tình cảm.

Những việc không nên làm vào ngày Thất tịch

Dưới đây là những việc mà bạn không nên làm vào ngày Thất tịch để tránh gặp những điều không may mắn, xui xẻo.

Không nên tổ chức đám cưới

Ngày Thất tịch Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau, thế nhưng cuộc đoàn tụ của họ không được lâu thì lại phải chia xa, sống trong nhung nhớ, chờ đợi. Chính vì thế, nhiều người có quan niệm ngày Thất tịch không may mắn, không nên thực hiện việc cưới hỏi, bàn tính chuyện trăm năm.

Không nên xây nhà

Quan niệm không nên xây nhà vào ngày Thất tịch được đúc kết từ nhiều yếu tố. Ngày 7/7 thường có mưa ngâu nên có phần ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Bên cạnh đó, tháng 7 cũng là tháng “cô hồn” – thời điểm mà ma quỷ thường lên trần gian quấy phá… nên nhiều người sẽ kiêng kỵ làm các chuyện trọng đại.

Không làm những chuyện ác

Nếu không thể làm việc thiện vào ngày Thất tịch thì bạn cũng chớ làm những điều ác vào ngày này nhé. Đây cũng chính là cách để bạn tích phúc, giúp cầu bình an, may mắn cho bản thân cũng như những người trong gia đình mình đấy.

* Thông tin mang tính minh họa, chiêm nghiệm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.