'Mỹ đang tự hủy hoại đồng Dollar'

GD&TĐ - Nhiều quốc gia đang từ bỏ đồng bạc xanh vì nó mang một công cụ chính trị, Nga tìm kiếm được rất nhiều bạn hàng.

Mỹ đã sử dụng sức mạnh đồng Dollar để uy hiếp và bị tác dụng ngược?
Mỹ đã sử dụng sức mạnh đồng Dollar để uy hiếp và bị tác dụng ngược?

Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin trong một bình luận mới đây đã cho rằng, nhiều quốc gia đang từ bỏ đồng bạc xanh vì nó được sử dụng như một công cụ chính trị của Mỹ.

Theo ông, người Mỹ đang dần mất đi sự thống trị về kinh tế. Washington đã cố gắng lấy lại vị thế của mình bằng cách tung ra “xung đột quân sự, trừng phạt và chiến tranh thương mại, tổ chức các cuộc tấn công khủng bố và phá hủy nền kinh tế châu Âu”. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đã không mang lại kết quả như mong muốn.

Đồng Dollar được coi là công cụ duy nhất còn lại để tạo ảnh hưởng của Mỹ. Tuy nhiên, các quốc gia khác đang ngày càng tìm cách để giảm dần sự phụ thuộc bởi những gì chính quyền Mỹ đang làm là lợi dụng đồng bạc xanh làm vũ khí cho cuộc chiến chính trị.

Ông Volodin cũng nhận định rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tước đi “lợi thế cuối cùng” của đất nước mình, vì những mối đe dọa như vậy không tạo dựng được niềm tin vào bản thân đất nước cũng như đồng tiền của nước này.

Chủ tịch Duma Nga Volodin viết: “Trong nỗ lực đảm bảo an ninh tài chính của mình, các quốc gia khác giờ đây sẽ tích cực hơn từ bỏ đồng Dollar làm tiền tệ dự trữ thế giới”.

Xu hướng toàn cầu sử dụng tiền tệ quốc gia trong thương mại thay vì đồng Dollar bắt đầu có đà vào năm ngoái, sau khi các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine đã cắt Nga khỏi hệ thống tài chính phương Tây và đóng băng dự trữ ngoại hối của Moscow.

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Nga tỏ ra không hiệu quả, Mỹ đang đe dọa sẽ ngắt kết nối các ngân hàng trên thế giới khỏi hệ thống tài chính SWIFT vì vi phạm trừng phạt.

Nga tích cực tìm kiếm bạn hàng sử dụng đồng Ruble

Trong khi đó, Nga đã tăng cường đáng kể việc sử dụng đồng tiền quốc gia trong ngoại thương vào năm ngoái, loại bỏ đồng Euro và Dollar trong các giao dịch quốc tế.

Mới đây, quốc gia châu Âu là Ý đã đặt vấn đề sử dụng đồng tiền Ruble của Nga trong thanh toán xuất nhập khẩu. Chủ tịch Phòng Thương mại Ý-Nga Ferdinando Pelazzo cho biết đang xây dựng một cơ chế cho phép sử dụng đồng Ruble trong mua bán hàng hóa xuyên quốc gia.

Các lệnh trừng phạt từ EU đã khiến việc buôn bán hàng hóa từ Ý sang Nga bị ảnh hưởng nặng. Nhưng các mặt hàng không bị trừng phạt như rượu vang và quần áo cũng rất khó khăn. Lý do là các hạn chế tài chính được áp đặt với Nga. Các ngân hàng của Nga đã bị ngắt kết nối với hệ thống nhắn tin tài chính quốc tế SWIFT khiến giao dịch trở nên khó khăn hơn.

Để giải quyết vấn đề này, Phòng Thương mại Ý-Nga đã thiết lập được cơ chế được rất nhiều doanh nhân và quan chức Ý hoan nghênh. Đó là: các hàng hóa của Ý không nằm trong lệnh trừng phạt được phép nhập khẩu vào Nga sẽ được thanh toán bằng đồng Ruble thông qua một Ngân hàng của Armenia.

Trước đó, Nga cũng tích cực tìm kiếm bạn hàng chấp thuận thanh toán bằng đồng rúp như Trung Quốc và cũng đạt được những thành tựu kinh tế song phương ấn tượng. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, 100% giao dịch song phương Nga - Trung đã sử dụng tiền quốc gia gồm Ruble và Nhân dân tệ.

Theo Ngân hàng trung ương Nga, thị phần của cả hai loại tiền tệ Euro và Dollar trong các thanh toán xuất khẩu của Nga giảm từ 96% vào đầu năm 2022 xuống còn 17% vào tháng 9/2023.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.