Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, khiến các liên minh A rập của Washington tức giận. Điều này cũng khiến người Palestine phẫn nộ vì họ muốn phía đông của thành phố là thủ đô.
Không có quốc gia nào công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và quyết định của ông Trump đã tạo ra sự khác biệt giữa Mỹ và Liên minh châu Âu trong các nỗ lực tạo hòa bình ở Trung Đông.
Đại sứ quán ở Jerusalem sẽ dần dần được mở rộng từ cơ sở lãnh sự hiện tại ở khu vực Arnona, trong khi đó việc tìm kiếm một địa điểm xây dựng lâu dài đã bắt đầu được thực hiện.
Phát ngôn viên Heather Nauert của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng đại sứ quán lâm thời sẽ có không gian văn phòng cho đại sứ và một nhóm nhỏ nhân viên vào cuối năm 2019.
Lãnh sự quán Mỹ ở Đông Jerusalem sẽ tiếp tục phục vụ người Palestine. Vì lý do an ninh, đại sứ Mỹ David Friedman sẽ vẫn ở Herzliya, phía bắc Tel Aviv và đi tới điểm làm việc mới.
Việc Mỹ chuyển đại sứ quán tới Jerusalem sớm hơn dự định vì Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nói với quốc hội Israel tháng trước rằng việc di chuyển này có thể diễn ra vào cuối năm 2019.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ca ngợi tuyên bố về mở đại sứ quán vào hôm qua, coi đây là “một ngày tuyệt vời đối với người dân Israel”. Trong khi đó, người Palestine cảm thấy tức giận với thông tin này.
Tình trạng của Jerusalem – nơi có những địa điểm được coi là linh thiêng của đạo Hồi, đạo Do Thái và đạo Thiên chúa – là một trong những vấn đề gai góc nhất trong các nỗ lực hòa bình ở Trung Đông.