"Khi sinh tôi ra, bố mẹ tôi đã làm "Giấy chứng nhận con một" và nhận tiền trợ cấp của nhà nước. Oái ăm là chính quyền nơi tôi sinh sống hiện giờ nói rằng Giấy chứng nhận này không chứng minh được tôi là con một, yêu cầu cơ quan cũ của bố mẹ tôi xác minh hai người không sinh con thứ hai" - Cô bức xúc.
Mẹ cô bất đắc dĩ đành phải đến cơ quan cũ xin xác nhận. Nhưng bố cô qua đời đã lâu, không thể đến cơ quan ông xin xác nhận. Chính quyền địa phương nơi cô sinh sống yêu cầu phải bổ sung Giấy chứng tử của bố cô mới làm thủ tục cấp phép sinh con thứ hai.
Lý Thanh cuối cùng cũng hoàn tất hồ sơ xin cấp phép, sau khi chạy đôn chạy đáo hơn 20 lần với cái bụng bầu 4 tháng.
Theo lý thuyết, một trong hai vợ chồng là con một, khi làm thủ tục xin phép sinh con thứ hai chỉ cần trình "Giấy chứng nhận cha mẹ sinh một con" là đủ, không cần thêm giấy tờ khác, Phó giám đốc Sở Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thiểm Tây, ông Trương Phùng Tân Duy, nói với ChinaNews.
"Trong thực tế có nhiều đôi vợ chồng sau khi sinh con đầu lòng đã làm Giấy chứng nhận con một, nhưng sau đó lại sinh thêm đứa nữa mà không hoàn trả giấy chứng nhận này, bên y tế chúng tôi khó mà xác nhận" - Một nhân viên của Sở Kế hoạch hóa gia đình thành phố Hàm Dương (Thiểm Tây) cho biết.
"Cấp giấy cho người dân rồi lại bảo giấy đó vô giá trị, bắt người ta đi xác minh vậy thì cấp làm gì?" - Cô Phùng, cũng đang mang bầu đứa con thứ hai, công chức tại thủ phủ Tây An (Thiểm Tâyy nói.
Già hóa dân số, phá thai, mất cân bằng giới tính, sinh con chui... là hậu quả của chính sách con một trong nhiều năm tại Trung Quốc. Để khắc phục tình trạng này, chính quyền Trung Quốc đã nới lỏng quy định, cho phép sinh thêm một con nếu một trong hai vợ chồng là con một.
Sẽ gọi tái ngũ hàng trăm tiêm kích MiG-31 trong kho dự trữ?
Thế giớiGD&TĐ - Các nguồn thông tin mở cho biết đến năm 2018, Nga có thể vẫn lưu giữ tới 130 tiêm kích MiG-31 trong các kho dự trữ.