Muốn làm giảng viên đại học phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

GD&TĐ - Tôi đã có bằng thạc sỹ, trước đây tôi đã học đại học sư phạm Toán. Nay tôi muốn trở thành giảng viên đại học thì có phải học nghiệp vụ sư phạm hay không? - Lương Xuân Tiến (luongxuantien***@gmail.com).

Ảnh có tính chất minh họa/internet
Ảnh có tính chất minh họa/internet

* Trả lời:

Theo Khoản 1 Mục 1 Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12/4/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), quy định:

Trang bị kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ s¬ư phạm cơ bản về giảng dạy đại học cho các đối tượng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Người tốt nghiệp đại học trở lên, chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có nguyện vọng trở thành giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học. Nếu giảng viên có nhu cầu hoặc do yêu cầu của Nhà trường về việc đăng ký học lại là nguyện vọng cá nhân và quy định riêng của Nhà trường.

Căn cứ vào quy định nêu trên và theo thư bạn viết, để trở thành giảng viên đại học, bạn bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vì mỗi chương trình đào tạo có mục tiêu, nội dung đào tạo cho một đối tượng cụ thể, trong một khóa đào tạo cụ thể để sau khi tốt nghiệp làm công việc cụ thể phù hợp với mục tiêu và nội dung của chương trình mà người đó đã được đào tạo. Mỗi chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cũng có mục tiêu, nội dung và đối tượng áp dụng khác nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...