Bệnh tiểu đường không quá nguy hiểm, nhưng lại gây phiền toái lớn cho người mắc bệnh vì phải lựa chọn cách chăm sóc bản thân đặc biệt và suốt đời.
Không chỉ phải điều chỉnh chế độ ăn uống, uống thuốc theo chỉ dẫn, tập thể dục, mà những bệnh nhân không may mắc bệnh tiểu đường còn phải ghi nhớ nhiều lưu ý khác để phòng tránh bệnh nặng thêm, thậm chí có lúc còn nguy hiểm.
Theo ý kiến của chuyên gia, có 3 việc sau đây bạn cần phải lưu ý mỗi khi mùa hè đến, bởi người bệnh tiểu đường có thể gặp phải những rủi ro không đáng có.
1. Cẩn thận với việc bị đột quỵ nhiệt
Vào mùa hè, có nhiều lý do khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, kể cả người khỏe mạnh cũng cần phải chú ý chứ không riêng gì người có bệnh.
Những bệnh nhân mắc tiểu đường, khi có dấu hiệu ra mồ hôi nhiều, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, có thể là biểu hiện cảnh báo đột quỵ nhiệt. Trong tình huống đó, nên uống thêm nước mát.
Khi bị nghi ngờ là chớm bị đột quỵ do nóng, xử lý các giải pháp bình thường tại nhà không thấy đỡ thì ngay lập tức phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
Để ngăn chặn đột quỵ nhiệt, bệnh nhân tiểu đường cần được chuẩn bị xung quanh một số thuốc chống say nắng.
Khi nhiệt độ thời tiết tăng lên khoảng 33 ℃, ngồi yên cũng bị đổ mồ hôi thì cần chú ý uống bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Nên định sẵn thời gian uống nước trong ngày thay vì chờ khát mới uống.
Buổi sáng nên uống nước ít hơn, chia thành nhiều lần uống. Buổi tối cũng cần bổ sung nước. Không nên uống cùng một lúc quá nhiều nước hay uống nước đá quá lạnh. Hạn chế tối đa việc uống nước có đường hoặc nước có ga.
Nói chung, bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung nước vào ngày bình thường là 800-1000 ml, nhưng vào mùa hè thì phải tăng lên tối thiểu từ 1500-2000 ml. Nên uống nước ấm hoặc trà loãng. Có thể tự làm thêm các loại đồ uống tốt như nước đậu xanh không đường, trà bách hợp…
(Ảnh minh họa)
2. Cảnh giác với việc bị hạ đường huyết
Thời tiết nắng nóng, nhiều người sẽ cảm thấy mệt và mất cảm giác ngon miệng, vì thế lượng thức ăn ăn vào cơ thể hàng ngày có thể sẽ ít hơn bình thường. Không những thế, vì thời tiết nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, tiêu thụ năng lượng cao hơn, dễ dàng để kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng cũng dễ bị hạ đường huyết.
Đối với những bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt (hemoglobin glycated <6,5%), mùa hè nên thường xuyên kiểm tra chỉ số lượng đường trong máu, bởi dễ có nguy cơ hạ đường huyết đột ngột.
Đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường cao tuổi không có triệu chứng càng nên chú ý đến việc giám sát tỉ lệ đường máu bằng cách đo thường xuyên, chú ý bổ sung thức ăn nhẹ giữa các bữa ăn và ăn phụ trước khi đi ngủ.
(Ảnh minh họa)
3. Cảnh giác với hiện tượng ngộ độc
Mùa hè càng ngày càng nóng, nhiệt độ hôm sau tăng cao hơn hôm trước, người bị tiểu đường liên tục ra mồ hôi nhiều, nếu ít uống nước, buồn nôn, đi tả, mất nước mức độ cao có thể xuất hiện triệu chứng ceton acid do đái tháo đường hoặc rơi vào hôn mê.
Đây là trạng thái biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu không kịp thời xử lý sẽ thường dẫn đến tử vong. Tất cả các bệnh nhân mắc bệnh đều cần đặc biệt lưu ý.
Một số biểu hiện ngộ độc ceton acid gồm tiểu nhiều, khát nước và muốn uống nước nhiều kèm mệt mỏi.
Khi nặng hơn sẽ có các triệu chứng chán ăn, buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, cáu gắt, thờ ơ lơ đãng và các triệu chứng khác. Một số người thở gấp, hơi thở có mùi lạ như táo thối, đường huyết tăng cao, thông thường khoảng 16.7-33.3mmol/L.
Khi nghi ngờ rơi vào trạng thái ngộ độc ceton acid, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để điều trị ngay lập tức.
(Ảnh minh họa)
Lưu ý:
Trong quá trình chờ đợi đến bệnh viện cấp cứu hoặc chờ bác sĩ tiến hành xử lý thì nên tiếp tục thực hiện 5 việc sau đây:
– Tiếp tục điều trị insulin như hiện tại
– Không phải do ăn ít hơn mà dừng tiêm insulin
– Uống nhiều nước hơn, tốt nhất là uống thêm nước muối loãng
– Nếu như đang uống cùng một lúc 2 loại thuốc thì nên dừng uống
– Mỗi 2 giờ lại thực hiện việc kiểm tra đường huyết một lần
Khẩn trương liện hệ bác sĩ cấp cứu càng sớm càng tốt, thực hiện các biện pháp điều trị theo chỉ định.