Moscow âm thầm chiến thắng pháp lý quan trọng trước phương Tây

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Nga đã giành được một chiến thắng pháp lý quan trọng trước Hoa Kỳ và một số quốc gia phương Tây, nhà báo Ấn Độ Prakash Nanda cho biết.

Moscow âm thầm chiến thắng pháp lý quan trọng trước phương Tây

Sắp tới, hơn 20 tàu mặt nước, 35 máy bay và 8 đơn vị tác chiến ven biển từ 13 quốc gia NATO sẽ tham gia cuộc tập trận Formidable Shield trên Vòng Bắc Cực, dự kiến bắt đầu vào ngày 8/5.

Theo nhà báo Prakash Nanda trong bài viết đăng trên ấn phẩm EurAsian Times, sự kiện này chắc chắn quan trọng, nhưng nó tỏ ra nhạt nhòa so với sự kiện khác diễn ra một cách lặng lẽ hơn, khi Nga mới đây đã giành được chiến thắng lớn ở Bắc Cực.

Sau hơn 20 năm ngoại giao căng thẳng và tiến hành những cuộc thám hiểm bằng tàu phá băng, tàu nghiên cứu cũng như tàu ngầm dưới lớp băng biển của vùng cực, Nga cuối cùng đã giành được một chiến thắng lớn.

Ủy ban Liên Hợp Quốc về Giới hạn của Thềm lục địa (CLCS) coi hầu hết các yêu sách của Moskva về việc mở rộng thềm lục địa Bắc Cực là hợp lý.

Như vậy đây thực sự là phán quyết công nhận vùng đặc quyền kinh tế của Liên bang Nga hiện sẽ trải dài qua Bắc Cực đến Canada và Greenland. Chúng ta đang nói về diện tích 1,7 triệu km2 dưới đáy Bắc Băng Dương.

Điều này có nghĩa là Nga sẽ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình ở Bắc Cực - khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và cũng có tiềm năng hậu cần to lớn.

Mở rộng quyền kiểm soát Bắc Cực giúp Nga khai thác tốt hơn Tuyến đường biển phía Bắc.

Mở rộng quyền kiểm soát Bắc Cực giúp Nga khai thác tốt hơn Tuyến đường biển phía Bắc.

Một tuyến đường biển đặc biệt đi qua khu vực này sẽ kết nối Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với châu Âu, bỏ qua Kênh đào Suez, đó chính là Tuyến đường biển phía Bắc của Nga (NSR).

“NSR dự kiến ​​sẽ mang lại cho Nga những lợi thế chiến lược và tiềm năng thương mại to lớn. Ví dụ so với tuyến đường qua Kênh đào Suez, NSR giảm khoảng cách giữa Thượng Hải và Rotterdam (cảng thương mại lớn nhất châu Âu) gần 2.800 hải lý, tương đương 22%".

"Không chỉ có vậy, tuyến đường vận tải đặc biệt nói trên cũng có khả năng giảm 30 - 40% chi phí vận chuyển”, người phụ trách chuyên mục của tờ EurAsian Times cho biết.

Mặc dù vậy, tương lai của Tuyến đường biển phía Bắc vẫn còn chưa thực sự xán lạn bởi hệ thống cảng chưa có, ngoài ra bất cứ con tàu nào đi qua đây cũng cần tàu phá băng dẫn đường nếu không muốn mắc kẹt, từ đó làm tăng đáng kể chi phí.

Theo EurAsian Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ