Chị Nguyễn Thị Doãn (30 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Thực sự có một thời gian mình vô cùng khủng hoảng về việc làm cách nào để cho cô chị gái nhường nhịn em, từ khi mình sinh bé thứ hai, không có thời gian chăm sóc con gái lớn nhiều như trước, thì bé lại đâm ra ghét mẹ, ghét em và luôn bảo mẹ chị yêu em không thương nó… Lúc đó bận bịu nhiều mình không để ý, chỉ nghĩ trẻ nhỏ ai cũng vậy.
Tuy nhiên một thời gian mình thấy tình trạng càng nghiêm trọng hơn khi cô chị liên tục tìm cách đánh, và giành đồ chơi của em, có lần còn định xô ngã em từ trên giường, từ đó mình đã hiểu ra cần phải tìm cách để giúp cô chị yêu thương, và nhường nhịn em”.
Theo chị Doãn để còn có thể yêu thương em gái, cần phải hiểu rõ tâm lí của con, con cần gì, con muốn gì thì mới tìm ra giải pháp. Sau đây là hành trình của chị để giúp hai cô con gái yêu thương, hòa thuận.
“Mẹ ơi con ghét em”
Cứ mỗi lần mình bế cô con gái nhỏ, để cho ăn, hoặc ru ngủ, là cô chị lại bắt đầu đứng ở mép cửa nhìn vào, không nói không rằng chỉ có nhìn, mình cũng gọi con vào chơi với em nhưng nhất định không cứ đứng, một hôm mình vội đi nấu cháo, con đang ngủ, mình có bảo cô chị phải trông em, em dậy phải gọi mẹ ngay.
Ấy vậy mình vừa đi xuống cửa bếp, đã thấy tiếng khóc ầm lên, chạy lên thì thấy cô chị đáng véo má em đỏ bừng, rồi cắn vào tay, mình tức quá có đánh vào mông con vài cái, thì cô chị khóc òa lên, rồi gào bảo: “Mẹ ơi con ghét em”.
Rồi một lần khác khi cô gái nhỏ biết trườn, bò, thì cô chị sấn đến xô em ngã xuống khỏi giường, khiến sưng ở chán rất to, rồi nhiều lần khác như tranh đồ chơi, giật tóc em, cắn em, mỗi lần mình quát hay phát cho vài cái vào mông là y như rằng nói câu “Mẹ ơi con ghét em”.
Đây cũng chính là câu nói khiến mình cần có sự thay đổi, không để tình trạng cô con gái lớn chỉ mới 4 tuổi, mà đã có tâm lí ghét, ganh với em được.
Từ ghét em đến thích chơi với em
Mình phải đặt hoàn cảnh của bản thân vào đứa trẻ, để hiểu rõ được con cần gì, cài con cần là sự quan tâm, Đang ở vị trí trung tâm của yêu thương, cưng chiều, bé chưa thể quen ngay với vai trò làm anh, làm chị. Đặc biệt, với con trẻ, thật khó chấp nhận thứ trách nhiệm mà cha mẹ đột ngột áp đặt cho chúng như: Con làm chị, con phải nhường em, Em là em ruột con, con phải yêu thương em…
Do đó mình đã tạo ra các tình huống, cũng như tác động tâm lí để cô chị thấy rõ tầm quan trọng của em.
Mình nhờ bác hàng xóm bế cô em một lúc, rồi cố tính bảo với cô chị là , mẹ bán mất em rồi, cho em rồi, đấy con chơi một mình đi, lúc đầu thấy con không để ý, những một lúc lại cứ ra hỏi mình là em đâu, ai bế me đi mất rồi, rồi òa lên khóc.
Khi 3 mẹ con nằm trên giường, mình thủ thỉ nói với con, mẹ thương hai con như nhau, thấy con không phản ứng gì cứ tròn mắt nhìn, mình mới bảo hay để mẹ đẩy em ra xa, thì cô chị kéo tay không cho.
Hai cô con gái đáng yêu của chị Doãn giờ rất yêu thương nhau
Mình vờ mệt, rồi kêu than, bảo trông em mẹ thấy mệt quá, con gái ngoan giúp mẹ nhé, hoặc nhờ con làm trò đùa cho em ăn bột, đấy là một điều rất hay vì khi cô chị làm trò đùa thấy cô em cười, mình cảm thấy cô chị đã bắt đầu thích chơi với em.
Có lúc mình cố tình, bảo cô em làm sai, xong khen chỉ có chị cả là ngoan nhất, không hư như em, để không tạo sự thiên vị cho một ai, rồi mình cũng bảo chồng cũng trông con, chơi với các con nhiều hơn, để tạo sự gắn kết. Cả nhà chơi với nhau sẽ rất vui.
Một thời gian sau cô con gái lớn nhà mình dần trở nên thương em, cứ hễ ai bảo cho bác, cô em nha, nó lại khóc ầm lên, giật lại, rồi nhường đồ chơi, còn tranh cho em ăn.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Hãy để con tìm hiểu về em bé trong giới hạn có thể, xu hướng tâm lý thường gặp là thiên vị chút xíu cho con nhỏ hơn vì cảm giác “yếu đuối, nhỏ bé cần được chăm sóc”. Chính sự đối xử hơi thiếu công bằng này của cha mẹ là nguyên nhân khiến các anh, chị ác cảm với em.
Khi em bé chào đời, cha mẹ không nên để con đứng ngoài sự hân hoan, tình yêu thương hay những vất vả khi chăm sóc thành viên mới. Mà cùng con chia sẻ niềm vui khi có thành viên mới, cho con gần gũi em, sờ vào em.