Lý giải vì sao nhiều người có cảm giác ăn nhiều vẫn thấy đói

Có nhiều người luôn trong tình trạng cảm thấy đói, thèm ăn mặc dù trước đó họ đã ăn rất nhiều. Cảm giác càng ăn càng đói ấy khiến không ít người cảm thấy khó chịu, khó hiểu và lo lắng về sức khỏe. Những lý giải dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc này.

Lý giải vì sao nhiều người có cảm giác ăn nhiều vẫn thấy đói

1. Thời tiết tạo cảm giác thèm ăn

Sự sụt giảm nhiệt độ có thể sẽ kích hoạt hormone tâm trạng trong cơ thể bạn, gây ra sự thèm ăn và luôn cảm thấy đói. Đó là lý do tại sao bạn có xu hướng ăn nhiều hơn trong những tháng mùa đông.

Khi bạn đói, sự trao đổi chất trong cơ thể giảm xuống, sau khi ăn, nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên và cơn đói bắt đầu tiêu tan. Chính vì vậy mà các nhà hàng thường giữ nhiệt độ phòng mát mẻ để kích tăng sự thèm ăn của khách hàng.

2. Mất nước

Theo Trí thức trẻ, nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, cơ thể bạn dễ bị mất nước nhanh chóng. Và khi cơ thể bị mất nước, bạn sẽ liên tục cảm thấy đói vì lượng nước không đủ có thể khiến dạ dày của bạn cảm thấy trống rỗng. Và phản ứng tự nhiên là bạn sẽ tìm đến bánh quy hoặc một số đồ ăn khác để thỏa mãn cơn thèm ăn trong khi tất cả những gì cơ thể của bạn thực sự cần có thể chỉ là nước.

Cơ thể thiếu nước còn khiến cho các cơ quan bên trong hoạt động không tốt. Vì vậy, cho dù vào mùa đông bạn cũng cần uống đủ nước hàng ngày. Uống nước không chỉ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và máu của bạn mà còn giúp bạn giảm cân vì nó làm cho bạn cảm thấy no và không ăn nhiều.

Ly giai vi sao nhieu nguoi co cam giac an nhieu van thay doi - Anh 1

Ảnh minh họa.

3. Thiếu ngủ

Tin tức được đăng tải trên báo Pháp luật xã hội cho hay, khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sản xuất thêm Ghrelin - một loại hormone gây ra tình trạng đói. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến kết quả là lượng leptin được sản xuất trong cơ thể bạn ít đi mà leptin lại là loại hormone giúp ngăn chặn sự thèm ăn. Chính vì vậy, thiếu ngủ là một nguyên nhân lớn khiến bạn luôn trong tình trạng cảm thấy đói.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ trở nên béo phì cao hơn những người ngủ trên 6 tiếng. Bạn nên ngủ 7-9 tiếng mỗi ngày nếu bạn muốn tốt cho sức khỏe cũng như không phải lo nguy cơ tăng cân do ăn nhiều.

4. Ăn nhanh, nhai vội

Theo VietQ, bộ não của bạn cần khoảng 20 phút mới có thể bắt kịp với dạ dày. Điều này có nghĩa là, não của bạn không thể nhận được tín hiệu bạn đã no ngay sau khi dạ dày được lấp đầy thức ăn (và bạn đã kết thúc bữa ăn). Đặc biệt, nếu bạn ăn quá nhanh, sự chênh lệch về thời gian này càng tăng lên. Đó chính là lý do vì sao các chuyên gia sức khỏe luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc ăn chậm. Bạn nên ăn mỗi bữa ăn trong khoảng 30 phút và nhai kĩ, chậm để não bộ có thể bắt kịp với mức độ no của dạ dày.

Ly giai vi sao nhieu nguoi co cam giac an nhieu van thay doi - Anh 2

Ảnh minh họa.

Ăn gì để không mau đói

Thông tin trên VnExpress cho hay, các chuyên gia khuyên nên ăn nhiều loại thực phẩm mang đến cảm giác no bền như rau quả, đậu nành, ngũ cốc, khoai tây, cá, chế phẩm từ sữa và các loại hạt. Bữa ăn chính nên cân bằng các chất. Đừng chỉ dùng một món duy nhất trong bữa chính mà hãy kết hợp chất đạm với các loại thực phẩm giàu xơ. Ví dụ ăn cơm với cá hoặc cơm với rau thay vì ăn cháo với bánh hấp. Ngoài ra nên ăn canh và uống nước với lượng thích hợp. Rất nhiều trường hợp cảm thấy đói nhưng thực chất lúc đó chỉ khát, cơ thể cần bổ sung nước chứ không phải đồ ăn.

Tóm lại khi có cảm giác nhanh đói nghĩa là bạn phải xem lại loại thức ăn mình lựa chọn đã đúng hay chưa hoặc có bệnh lý gì không. Đừng vội cho rằng do quá trình trao đổi chất cơ bản tăng lên hay vì sợ tăng cân mà ngược đãi dạ dày của mình.

Theo ĐS&PL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ