Đưa ra lời khuyên với các sĩ tử, theo PGS. TS Lê Bạch Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thời điểm này, tốt nhất nên uống một cốc sữa để trung hòa bớt dịch vị hoặc ăn ít bánh; lượng sữa uống chỉ nên từ 110 - 150 ml, không nên uống quá nhiều.
PGS Mai cũng lưu ý, không nên ăn bánh mì. Dù ăn bánh mì sẽ đỡ nhanh cảm giác khó chịu nhưng một lúc sau, khi hút hết dịch vị sẽ lại gây tăng tiết làm vòng xoắn của cảm giác đau tăng nhiều hơn.
Cũng không nên ăn sữa chua hay ăn hoa quả chua do các thức ăn này tăng độ a-xít, không có lợi.
Về thức ăn hàng này, lời khuyên của PGS Lê Bạch Mai cho các sĩ tử có bệnh dạ dày là các thức ăn mềm, không cứng, không nhiều chất xơ; không nên ăn món nước, món xào, rán và các loại rau như măng, bí vì chúng khá cứng.
Nên ăn cơm nấu nát hơn một chút, thức ăn chế biến nhỏ bằng cách băm, xay và nhai kỹ khi ăn để tránh dạ dày phải làm việc vất vả.
Lưy ý giấc ngủ
Thời điểm này, nhiều thí sinh phải chịu nhiều áp lực việc học nên giấc ngủ không đảm bảo. PGS Lê Bạch Mai lưu ý, việc chia giấc ngủ nhiều ra nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít không tốt.
Khi ngủ phải đảm bảo đủ dài, đủ sâu. Thời gian tốt nhất dành cho giấc ngủ đêm vào khoảng từ 11 giờ đến 5 giờ sáng.
Đồng thời, nên dành khoảng 30 phút để nghỉ trưa. Ngủ đêm đủ không chỉ giúp não được nghỉ ngơi, từ đó giúp trí nhớ tốt hơn mà còn tạo điều kiện cho các sĩ tử tăng chiều cao tốt nhất.