Lưu ý để không bị mất tài khoản ATM

Các thủ đoạn trộm tài khoản ATM đang ngày càng tinh vi và phức tạp đặc biệt là các “chiêu trò” sử dụng công nghệ cao nên rất khó phát hiện.

Trộm tài khoản bằng iPod đang là thủ đoạn mới của bọn tội phạm
Trộm tài khoản bằng iPod đang là thủ đoạn mới của bọn tội phạm

Trộm tài khoản ATM bằng iPod

Cơ quan an ninh Anh đã chia sẻ các hình ảnh cho thấy một xu hướng mới nhất trong thế giới ngầm tội phạm, sử dụng iPod để ăn cắp thông tin thẻ tại các máy ATM.

Theo đó, bọn tội phạm sử dụng một chiếc iPod Nano được ngụy trang cẩn thận và gắn ở trên các buồng ATM. Những chiếc iPod này có nhiệm vụ ghi lại thao tác bấm mật khẩu của người dùng bằng camera có sẵn trên máy.

Trong khi iPod được sử dụng để ăn cắp mã PIN, những kẻ lừa đảo sử dụng một miếng nhựa đặt trên các đầu đọc thẻ để bẫy. Bằng cách này, các thẻ bị chặn bởi các máy ATM, khi chủ sở hữu bỏ đi những tên tội phạm loại bỏ các thẻ và rút tiền mặt bằng cách sử dụng mã PIN, ghi lại với iPod.

Ngoài ra, các tội phạm cũng sử dụng máy nghe nhạc Mp3 để thực hiện hành vi phạm pháp. Mới đây, một tội phạm ở Anh đã dùng thiết bị nghe nhạc MP3 để ghi lại âm thanh bấm phím (giống âm thanh phát ra từ máy fax) tại máy rút tiền đặt ở những địa điểm không được bảo vệ nghiêm ngặt. Dữ liệu này sau đó được phân tích và chuyển thành các dãy số nhờ phần mềm giải mã mua ở Ukraine. Kẻ này đã ăn trộm trót lọt gần 400.000 USD.

Gắn đầu đọc thẻ giả (skimmer)

Chiêu phổ biến nhất của tội phạm là gắn một thiết bị quét dữ liệu lên máy rút tiền ATM. Hệ thống này bao gồm skimmer (khe đọc thẻ giả trông như thật) và camera ghi lại toàn bộ các ký tự người sử dụng nhấn trên PIN Pad (bàn phím được dùng để nhập mật khẩu). Nhiều người không thể phân biệt sự khác nhau giữa đầu đọc thẻ giả và thật trừ khi họ quan sát kỹ hoặc thiết bị được thiết kế quá cẩu thả.

Lưu ý để không bị mất tài khoản ATM ảnh 1

Đầu lọc thẻ luôn là vị trí dễ bị tấn công

Thậm chí, có người còn làm cả bàn phím giả và lắp vào cột ATM. Tấm PIN Pad này được trang bị kết nối Bluetooth hoặc kết nối di động để lập tức truyền tải dữ liệu không dây tới điện thoại hoặc laptop của tội phạm.

Lắp cây ATM giả

Công phu hơn, tội phạm còn tìm mua cả những bộ khung ATM được rao bán trên eBay hay một số diễn đàn hoạt động ngầm ngầm với giá 750-1.000 USD. Sau đó, chúng tân trang, lắp skimmer và các thiết bị sao chép thông tin khác.

Lưu ý để không bị mất tài khoản ATM ảnh 2

Máy ATM giả cũng là một nguy cơ lớn đối với người dùng (Ảnh minh họa)

Ngoài việc dán logo ngân hàng, chúng còn in những áp phích quảng cáo để trông thật hơn rồi đặt tại một số con đường dành riêng cho người đi bộ và vắng bóng cảnh sát. Khi đưa thẻ vào và đăng nhập mã PIN, người dùng sẽ nhận được thông báo lỗi và bỏ đi, nhưng thông tin của họ thì đã bị lưu lại.

Đánh cắp thông tin trên thẻ ATM tại Việt Nam

Để lấy được tiền trong thẻ ATM, những kẻ "ăn cắp" tại Việt Nam cũng sử dụng những kỹ thuật tiên tiến trong công nghệ thông tin mà cụ thể là một thiết bị được cài đặt vào khe nhận thẻ trên máy ATM.

Khi chủ thẻ nhét thẻ vào máy để nạp tiền, rút tiền, xem số dư tài khoản hoặc chuyển khoản, thiết bị sẽ tự động sao chép các dữ liệu của thẻ.

Lưu ý để không bị mất tài khoản ATM ảnh 3

Hành vi đánh cắp thông tin thẻ ATM đã xuất hiện tại Việt Nam, chủ yếu là do đối tượng nước ngoài thực hiện

Bên cạnh đó, bọn tội phạm cũng bí mật đặt thêm một camera quay thẳng xuống bàn phím máy ATM để lấy mật khẩu (password) của nạn nhân. Việc lắp đặt thiết bị chỉ mất từ 15 đến 20 phút. Chúng thường chọn những máy ATM nằm ở những nơi đông đúc, nơi có nhiều khách hàng sử dụng, nhất là sử dụng vào buổi chiều, tối, sau giờ làm việc của ngân hàng.

Khi đã lắp đặt xong các thiết bị ăn trộm dữ liệu trên máy ATM, bọn tội phạm đứng gần đó, quan sát. Những thông tin sau đó sẽ được nạp vào một thẻ ATM giả và chúng ung dung đến một máy ATM nào đó, rút tiền.

Hầu hết việc sử dụng công nghệ cao này là từ những đối tượng nước ngoài.

Cẩn thận khi dùng thẻ ATM

Một cán bộ trong lĩnh vực thẻ ngân hàng chia sẻ: “Cách tốt nhất để an toàn khi sử dụng thẻ ATM đó chính là người dùng phải chủ động phòng ngừa. Khi giao dịch tại các máy ATM, người dùng cần quan sát kỹ cột máy ATM có điểm gì khác lạ hay không, nhất là ở khe đọc thẻ và phía trước bàn phím liệu có camera đặt ở đó hay không. Nếu phát hiện những dấu hiệu đó, cần lập tức chuyển sang cây khác để rút tiền hoặc báo cho chi nhánh ngân hàng gần đó”.

Người dùng cũng nên đăng ký sử dụng dịch vụ tin nhắn của ngân hàng. Dịch vụ này rất có tác dụng bởi khi có giao dịch hoặc thay đổi trạng thái tài khoản, tin nhắn sẽ báo tới chủ thẻ.

Cẩn thận hơn, khi nhập mật khẩu, người dùng nên lấy tay hoặc dùng giấy che bàn phím nhằm tránh tình trạng bị lấy cắp mật khẩu. Trong trường hợp này, tội phạm dù có lấy được thông tin thẻ nhưng không lấy được mật khẩu cũng không thể ăn cắp tiền trong tài khoản.

Theo Người đưa tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mật ong

Mật ong

GD&TĐ - Mẹ hối sớm về quê, chẳng phải vì mẹ nhớ nhung gì nó đâu mà là chú mới gửi từ Điện Biên về chai mật ong rừng.
Lần đầu tiên, cuốn 'Ký họa trong chiến hào' được xuất bản tại Việt Nam. Ảnh: Kim Đồng.

Bộ sách kể chuyện Điện Biên Phủ

GD&TĐ - 17 tác phẩm kể chuyện Điện Biên Phủ vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).