Lỗi nấu nướng các bà nội trợ thường mắc phải:
Cho quá nhiều đồ vào chảo
Nguyên tắc khi nấu các món chiên rán là phải có chỗ trống để đồ ăn không chạm vào nhau. Với những thứ như đùi gà thì còn cần nhiều không gian hơn để đảm bảo nhiệt từ chảo được phân tán đều, giúp các mặt chín và vàng đều.
Cho rau hay nấm vào xào khi còn sũng nước
Sau khi rửa rau có lá và nấm, cần để chúng ráo nước trước khi cho vào chảo nấu. Nếu không, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để xào, rau ra nhiều nước và mất độ giòn.
Cho tỏi vào quá sớm
Tỏi rất dễ cháy trong khi nhiều món cần nấu hay xào lâu. Vì thế, với một số món, nên cho tỏi ở khâu cuối trong quá trình nấu chứ không phải ngay từ đầu.
Cho thịt lạnh vào chảo nóng
Để rán hay nướng, cần để thịt đông lạnh trở lại nhiệt độ bình thường trước khi cho vào chảo để tránh bên ngoài đã chín mà trong vẫn sống.
Cho thức ăn nóng vào tủ lạnh
Hãy để đồ ăn nguội bớt trước khi cho vào ngăn mát hay ngăn đá.
Đong đồ khô bằng dụng cụ đong chất lỏng
Khi làm bánh, đong nguyên liệu chính xác là khâu quan trọng nhất. Với đồ khô, nếu dùng thìa hay bát, bạn rất dễ quá tay.
Không để ý tới thứ tự cho nguyên liệu khi sử dụng nồi hầm
Nồi hầm rất hữu ích trong việc nấu nướng nhưng nhiều người có thói quen cho tất cả các nguyên liệu vào cùng lúc, làm món ăn đôi khi mất ngon. Ví dụ, nếu món ăn cần thêm sữa hay bơ hoặc rau thơm nên nấu chín rồi cho vào lúc sắp bắc ra.
Không để thịt "nghỉ" sau khi nấu
Sau khi nấu xong, dù rán hay luộc, cần đợi thịt nguội bớt mới nên thái. Việc này giúp thịt không bị nát (nếu luộc) hay vỡ vụn (nếu rán).
Không cho muối vào nước luộc
Nếu không cho muối vào nước khi luộc mì, nui,... món ăn sẽ bị nhạt dù đã đổ nước sốt lên sau đó.
Sử dụng chảo chống dính mọi lúc
Chảo chống dính rất tốt để rán trứng, cá, bánh hay khoai tây, còn các món khác bạn có thể sử dụng chảo thường.
Sử dụng dầu oliu để nấu mọi món
So sánh với một số loại dầu ăn, dầu olive dù có lợi cho sức khỏe nhưng có điểm sôi thấp nên không nên dùng chế biến một số món xào, rán ở nhiệt độ cao.