Lên thăm cháu nội, bà thông gia phẫn nộ đọc tấm biển treo trước cửa phòng

GD&TĐ - Một ngày, con trai tôi bất ngờ dắt về một cô gái lạ, giới thiệu: "Bố mẹ ơi, đây là Ly, con gái của thầy Lượng". Dù Ly có vẻ ít nói và hiền lành nhưng tôi không cảm nhận được sự gần gũi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Con bé giống như một tiểu thư đài các, không phù hợp với con trai tôi. 

Sau này tôi rất ngạc nhiên khi biết ông thầy giáo giàu có ấy đã xem con trai tôi như con rể mình từ lâu. Ông ấy giàu nhưng tốt bụng, lại hết mực giúp đỡ con tôi. Thằng bé học hành ngày càng giỏi giang, ra trường tìm ngay được công việc ưng ý. 

Ngày hai gia đình chính thức gặp nhau, nhìn vẻ cao sang của họ, vợ chồng tôi ngại ngùng đến mức không biết nói gì.

Ông Lượng là người hiểu chuyện, ông nói: "Cháu Hùng rất ngoan, sau này cháu sẽ là con rể nhưng thực lòng từ lâu chúng tôi đã coi cháu là con trai trong nhà. Ông bà không có gì phải lo lắng cả, cứ yên tâm giao thằng bé cho chúng tôi".

Đám cưới được tổ chức hai lần, lần thứ nhất ở khách sạn 5 sao. Nhìn bà sui gia váy áo diêm dúa, tươi cười đón tiếp khách khứa sang trọng, tôi không khỏi ái ngại. Và tôi đã bắt gặp không ít cái lắc đầu ngán ngẩm khi họ biết bố mẹ chú rể chỉ là những người rất bình thường, không có địa vị trong xã hội.

Đám cưới lần thứ hai tổ chức ở quê nhà tôi, họ hàng làng xóm đến chung vui, ai cũng cười nói vui vẻ chúc mừng cô dâu chú rể. Nhưng khi họ hỏi: "Gia đình nhà trai đâu" thì tôi nghẹn họng. Hôm ấy ngoài ông sui gia thì không một ai bên nhà trai về dự. Bà sui gia viện cớ đau đầu nhưng tôi biết bà ấy không bao giờ chịu đặt chân đến một nơi bình thường như nhà mình.

Để con trai đi ở rể, tôi không yên lòng chút nào nhưng gia đình vợ tạo mọi điều kiện tốt cho nó như thế, tôi cũng không nỡ ngăn cản. Tuy nhiên, khi con dâu sinh cháu, tôi mới thấy sự khập khiễng giữa hai gia đình không phải vấn đề đơn giản. 

Bà sui gia gọi điện báo: "Chúng tôi vừa chào đón thành viên mới trong gia đình, mời ông bà hôm nào lên chơi với cháu nhé". Đứa trẻ là cháu nội của chúng tôi mà bà ấy cứ xem như cháu riêng của mình, chúng tôi chỉ là những vị khách. Việc bà ấy gọi điện chỉ mang tính chất làm cho xong, thông báo lấy lệ.

Không muốn con trai mình lép vế, càng không muốn sau này cháu tôi không coi ông bà nội ra gì, tôi quyết tâm lên thăm cháu để khẳng định "chủ quyền". 

Từ ngày trở thành sui gia của nhau, tôi chưa đến nhà ấy lần nào. Hôm lên thăm cháu nội, tôi mới thực sự choáng ngợp trước sự giàu có và hoành tráng của họ.

Người mở cổng cho tôi không phải bà sui gia mà là người giúp việc. Cô ta tươi cười: "Bà vào nhà đi ạ". Tôi hỏi: "Bà Lượng đâu" thì cô ta chỉ tay lên gác: "Bà cứ lên tầng 2, mọi người đang chờ bà ở đó".

Ngôi nhà quá rộng lớn, tôi đi mãi mới đến tầng 2, nhưng rồi lại ngỡ mình bị lạc trong khách sạn 5 sao, không thấy bà sui gia, cũng không thấy con dâu và cháu nội đâu. Cửa các phòng đều đóng im ỉm, tôi không biết phòng nào để gõ cửa.

Bí quá, tôi rút máy gọi con trai: "Con à, mẹ đang ở tầng 2 nhà vợ con nhưng hình như không có ai ở nhà". Con trai tôi rối rít trong điện thoại: "Làm gì có chuyện đó, chúng con đang ở nhà mà, mẹ cứ ở nguyên vị trí ấy nhé, con sẽ ra đón mẹ".

Trong tòa nhà cao sang ấy chỉ có con trai chạy ra chào đón tôi: "Mẹ lên đây mà sao không bảo con? Mẹ đi đường có mệt không?". Tôi uống hết hai cốc nước vẫn không thấy bà sui gia xuất hiện, tôi thắc mắc: "Mẹ vợ con đâu?". Con trai tôi cười hề hề: "Mẹ vợ và vợ con đang ở trong phòng em bé. Để lát con dẫn mẹ vào". Tôi nóng ruột: "Mẹ lên đây để gặp cháu nội của mẹ mà, mẹ không thể chờ đợi thêm nữa, nó đang ở đâu, con dẫn mẹ vào ngay đi".

Tôi theo con trai đi mỏi chân mới hết dãy hành lang tầng 2 của tòa nhà, đến căn phòng cuối cùng, con trai tôi bỗng nhiên quay lại, gãi đầu gãi tai: "Mẹ ơi, cháu ngủ rồi, thôi con dẫn mẹ vào phòng khác nghỉ ngơi, tí nữa cháu dậy con sẽ gọi mẹ".

Tôi phẫn nộ, gạt con trai sang một bên để tự mình vào trong xem mặt cháu thì suýt ngã ngửa với biển chữ to tướng treo trước cửa phòng: "ĐANG NGỦ, KHÔNG LÀM PHIỀN".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.