Lễ Thất Tịch là ngày gì? Năm 2020 lễ Thất Tịch rơi vào ngày nào?

Ở các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Ở mỗi nước, nguyên nhân có ngày lễ Thất Tịch gắn với một dị bản cổ tích khác nhau, song đều có liên quan đến chuyện tình hai vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thất Tịch là ngày gì?

Ngày Thất Tịch có trong văn hóa nhiều nước Phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Ở mỗi nước, nguyên nhân có ngày Thất tịch gắn với một dị bản cổ tích khác nhau, song đều có liên quan đến chuyện tình hai vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ. Thất Tịch vì thế còn được coi là ngày Lễ tình yêu châu Á.

Lễ Thất Tịch bắt nguồn từ một truyền thuyết Trung Quốc, kể về một câu chuyện tình buồn giữa chàng Ngưu Lang - một người phàm trần và nàng Chức Nữ - một nàng tiên dệt vải, con gái của Vương Mẫu Nương Nương ở trên trời.

Ngưu Lang - Chức Nữ đã có một chuyện tình đẹp nhưng bị buộc phải chia cách vì nàng vốn không phải người phàm trần. Chàng Ngưu Lang chung tình, một mực chờ nàng quay trở lại. Hành động này khiến Vương Mẫu cảm động và đồng ý cho họ gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch.

Ngày Thất Tịch ở Trung Quốc là dịp để các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo, cầu mong lấy được ông chồng tốt. Ngày này còn có các tên gọi khác như ngày Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch.

Còn ở Nhật Bản, đây cũng được biết là ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang, được gọi là lễ Tanabata. Còn tại Hàn Quốc gọi là Chilseok.

Ý nghĩa lễ Thất tịch - Vì sao lễ Thất Tịch thường có mưa?

Sự tích Thất Tịch giải thích hiện tượng vì sao ngày 7/7 âm lịch trời thường có mưa. Nó cũng là câu chuyện nhắc nhở người ta về ý nghĩa phu thê lâu bền; về việc chăm sóc cuộc sống riêng tư nhưng cũng không được quên những trách nhiệm chung.

Ngày nay, người ta kỷ niệm lễ Thất tịch còn là dịp cầu mong sự khéo tay, giỏi giang trong công việc đối với phụ nữ; sức khỏe cho năm giới và mong cầu tình duyên thuận lợi, không phải gặp vào cảnh Ngâu dù yêu thương nhau nhưng chỉ có thể chờ Ô Thước bắc cầu.

Lễ Thất Tịch năm 2020 rơi vào ngày nào?

Lễ Thất Tịch (ngày Thất Tịch, hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”), dựa theo truyền thuyết xưa, dân gian chọn ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm là ngày Thất Tịch. Như vậy, theo Dương lịch, lễ Thất Tịch năm nay sẽ diễn ra vào ngày Thứ Ba, 25/8/2020.

Theo thoidai.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.