Lấy ý kiến hoàn thiện sách giáo khoa tiếng Anh thử nghiệm
(GD&TĐ) - Chương trình tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp dạy học và sử dụng sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh lớp 7, lớp 10 thí điểm theo Đề án 2020 tại Hà Nội diễn ra từ ngày 11 - 13/9 tại Hà Nội.
Các học viên tham gia lớp tập huấn
Đối tượng tham dự tập huấn lần này chủ yếu là các chuyên viên phụ trách môn Tiếng Anh của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc (Thái Nguyên, Ninh Bình…) thuộc các quận, huyện có trường nằm trong chương trình thí điểm Tiếng Anh lớp 7.
Phát biểu khai mạc chương trình tập huấn, TS. Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) - nêu rõ cách tiếp cận nội dung mới của Đề án 2020 trong biên soạn SGK thử nghiệm lần này nhằm định hướng năng lực sử dụng ngoại ngữ cho học sinh, thông qua áp dụng đồng thời bốn kỹ năng nghe nói đọc viết và tổ chức vận dụng các kỹ năng đó trong giao tiếp.
Người thầy là nhân tố chính trong việc tổ chức dạy học, thiết kế bài giảng và đặc biệt là tạo cảm hứng cho học sinh trong học tiếng Anh. Chương trình thử nghiệm SGK lớp 6 được tiếp tục triển khai lên lớp 7, bao trùm 30 tỉnh, 89 trường và số học sinh lên tới 28.000 em, tăng khoảng 4 lần so với năm học trước.
TS. Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Trưởng bộ phận thường trực Đề án NNQG 2020 - nhấn mạnh: SGK là một trong những tiêu điểm trong đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ, mang tầm ảnh hưởng lâu dài đối với hoạt động dạy và học trong điều kiện lớp đông học sinh và đặc điểm vùng miền khác nhau.
Đặc biệt, bộ sách thử nghiệm dành cho lớp 7, tập 1 vừa ra đời gồm ba ấn phẩm với cấu trúc hiện đại, tiếp cận chuẩn quốc tế do các chuyên gia của NXB Pearson và đội ngũ các nhà khoa học là chủ biên, biên tập đầy tâm huyết, hiểu rõ yêu cầu về phương pháp giảng dạy đối với học sinh Việt Nam soạn thảo.
Tại đợt tập huấn này, bộ SGK tiếng Anh thử nghiệm lớp 10 cũng được đưa ra để lấy ý kiến hoàn thiện.
GD&TĐ - Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội và ngành giáo dục không phải ngoại lệ, Những em học sinh chịu nhiều thiệt thòi nhất khi không thể đến trường, điều đó kéo theo nhiều hệ lụy đến cảm xúc và thể trạng...
GD&TĐ - Ngày 28/8, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam cho biết vừa phối hợp với các đơn vị chức năng phát hiện xe tải chở khoảng 16.500 bộ quần áo bảo hộ y tế không rõ nguồn gốc xuất xứ.
GD&TĐ - Từ hôm nay (22/8), công dân người Hà Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi tại TP HCM… sẽ được đón về quê.
GD&TĐ - Chiều 19/8, chính quyền huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) cho biết, lực lượng chức năng và ngư dân đã tìm thấy thi thể cả 3 nạn nhân là cựu giáo viên bị đuối nước chiều tối 18/8.
GD&TĐ - Cuộc chiến chống sách giả, sách lậu vẫn luôn là một chủ đề nhức nhối trong xã hội. Nhiều giải pháp đã được đề ra, nhưng sách giả, sách lậu vẫn len lỏi. Đâu là nguyên nhân sâu xa?
GD&TĐ - Chiều nay (18/11), Bộ GD&ĐT tổ chức họp trực tuyến với 63 sở GD&ĐT về triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.
GD&TĐ - Khác với những năm trước, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ vắng bóng giảng viên đến từ trường ĐH trong vai trò cán bộ coi thi, chấm thi. Thay vào đó, đội ngũ này sẽ tham gia vào công tác thanh tra các khâu của kỳ thi.
GD&TĐ - Chịu trách nhiệm chính trong tổ chức các khâu Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều địa phương đã lên kế hoạch để triển khai với mục tiêu thực hiện thành công kỳ thi này. Công tác dạy - ôn luyện cho học sinh đến chuẩn bị nhân lực, vật lực đều được tính đến.
GD&TĐ - Sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020, các địa phương bắt tay vào xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi. Những giải pháp bảo đảm kỳ thi an toàn, minh bạch, nghiêm túc được đặc biệt chú trọng.
GD&TĐ - Các trường nhanh chóng chuyển hướng trong công tác ôn tập cho học sinh khối 12, nhằm mục đích phù hợp với nguyện vọng và phương thức thi tốt nghiệp, xét tuyển CĐ-ĐH.
GD&TĐ - Dịch bệnh là điều không ai mong muốn. Nhìn ở góc độ khác, dịch bệnh là thước đo “sức khỏe” các trường trong việc thích ứng sự biến đổi. Chuyển đổi hình thức dạy học, vừa dạy học vừa chống dịch… là những điều tích cực mà Covid-19 mang lại.
GD&TĐ - NGƯT.TS Trần Thị Kim Liên - Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội, từng là hiệu trưởng của 3 trường THCS tại Hà Nội – đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện về Ban đại diện cha mẹ học sinh (BPH) đang được dư luận quan tâm hiện nay.
GD&TĐ - Ngày 5/9/2017, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ tốt nghiệp khóa I và khai giảng năm học 2017 – 2018 hệ Đại học chính quy Khóa V.
GD&TĐ - Từ năm học 2016 – 2017, Bộ GD&ĐT triển khai thực hiện Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá HS tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.
GD&TĐ - Các đợt tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, ngành chăn nuôi thường không có nhiều thí sinh quan tâm. Tuy nhiên, về tiềm năng sinh viên nhóm ngành này lại có rất nhiều cơ hội việc làm; đặc biệt hiện nay, khi Nhà nước đang dành nhiều ưu tiên để phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có ngành chăn nuôi.
GD&TĐ - Năm học 2014 - 2015, các Vùng đã chủ động tổ chức các Hội nghị giao ban theo kế hoạch chung; nội dung, vấn đề được bàn bạc, thống nhất triển khai, nhìn chung phù hợp với thực tiễn của từng Vùng.
GD&TĐ - Đoàn kiểm tra công nhận Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi của Bộ GD&ĐT đã về kiểm tra và công nhận đạt chuẩn PCGDMNCTE5T tại tỉnh Hà Tĩnh.