Lao động giúp việc gia đình có thể được nghỉ 4 ngày/tháng

Lao động giúp việc gia đình có thể được nghỉ 4 ngày/tháng

Nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng

Bộ LĐ-TB&XH đang Dự thảo Nghị định quy định về người lao động giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161 của Bộ luật Lao động 2019. Dự thảo Nghị định quy định một số nội dung về hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động,… nhằm góp phần tích cực đưa nghề giúp việc gia đình phát triển tốt hơn trong cơ chế thị trường.

Theo Điều 111 Bộ luật Lao động, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đại diện Bộ LĐ-TB&XH, giúp việc gia đình là loại hình lao động đặc thù nên việc bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi là do hai bên thỏa thuận với nhau và mức bình quân thỏa thuận về thời gian nghỉ ngơi đạt được 4 ngày/tháng. Cơ quan soạn thảo chỉ quy định mức bình quân nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng chứ không quy định cứng 1 tháng nghỉ 4 ngày liền hoặc nghỉ định kỳ hàng tuần mà do thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Quy định về giao kết hợp đồng lao động

Điểm đáng chú ý, Dự thảo Nghị định quy định các nội dung giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại chương III của Bộ luật Lao động. Trong đó, trước khi ký kết hợp đồng lao động giúp việc gia đình người sử dụng lao động phải cung cấp rõ các thông tin về số lượng thành viên trong hộ gia đình, điều kiện ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động.

Nội dung cụ thể của hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp không phải báo trước được quy định tại Điều 35, 36 của Bộ luật Lao động.

Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về mức lương, thưởng và thực hiện chi trả tiền lương, tiền thưởng theo quy định tại Chương VI trừ quy định tại Điều 92, Điều 93 của Bộ luật Lao động, trong đó mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động tại gia đình người sử dụng lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động.

Bộ LĐ-TB&XH cũng sẽ ban hành mẫu hợp đồng mới để hai bên áp dụng thuận lợi. Đồng thời tiếp thu ý kiến của toàn xã hội đến hết ngày 27/7, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nếu được thông qua, sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2021.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.