Lá khôi tía không chỉ có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị mà còn giúp làm se vết loét, làm lành dạ dày và tá tràng nhanh chóng.
Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày – hành tá tràng bị phá hủy và viêm loét. Các vết loét này có thể phát triển xuống lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc làm thủng dạ dày hoặc tá tràng.
Bệnh thường có các biểu hiện như chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng, nợ chua, đau vùng thượng vị, có thể đau lúc đói hoặc đau sau khi ăn vài giờ, đau về đêm lúc gần sáng, có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Tuy nhiên, có khoảng 5% trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng không có triệu chứng đau.
Theo các bác sỹ chuyên khoa, cơ chế gây loét chủ yếu là do tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, đồng thời làm cho viết thương khó lành và ngày càng loét sâu hơn.
Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, trước tiên, cần phải làm giảm tiết acid và giảm tác dụng của acid dạ dày đã tiết ra lên niêm mạc dạ dày.
Theo bác sỹ YHCT, Lương y Lê Xuân Quang, lá Khôi tía có thành phần chính là tanin và glucosid sẽ giúp trung hòa và giảm sự tăng tiết acid dạ dày rất hiệu quả.
Khi dịch vị trong dạ dày được ổn định, các chứng ợ nóng, ợ chua cũng giảm dần và hết hẳn, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu, nhẹ bụng.
Sau khi giúp trung hòa và giảm tiết acid dạ dày, các thành phần trong lá khôi tía tiếp tục phát huy tác dụng giảm co thắt cơ trơn, chống viêm, ức chế vi khuẩn HP, làm se vết loét, làm liền sẹo, kích thích lên da non.
Nhờ cơ chế này, lá khôi tía đặc biệt hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, giúp giảm đau và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng.
Hơn nữa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ giúp giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường mà còn giúp người bệnh ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Đặc biệt, Lá Khôi Tía kết hợp với các dược liệu khác như nghệ vàng, ô tắc cốt… có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn trong hỗ trợ điệu trị viêm loét dạ dày – tá tràng cấp và mạn tính, giúp giảm nhanh các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thường vị. Ngoài ra, sự kết hợp này còn giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày - tá tràng.
Bên cạnh đó, người bệnh cần đảm bảo nguyên tắc chung trong ăn uống là ăn nhiều bữa, nhai kỹ các loại thức ăn, ăn các món ăn giàu dinh dướng, dễ tiêu hóa như cơm nếp, sữa ít béo, các loại rau có màu xanh đậm…, uống nhiều nước và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…