Thị trường chứng khoán mất hàng tỷ đô khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 mới

Thị trường chứng khoán mất hàng tỷ đô khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 mới

Thị trường chứng khoán mất tỷ đô sau hai phiên bán tháo

Trong hai phiên gần nhất, khi Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới ngoài cộng đồng, thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng nặng nề khi nhà đầu tư ồ ạt bán ra. VN-Index giảm hơn 70 điểm, tương đương hơn 8% và xuống dưới ngưỡng 790 điểm.

Theo ghi nhận của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, vốn hoá thị trường của sàn HSX trong phiên gần đây nhất đã bốc hơi tới 153 nghìn tỷ đồng tương đương 6,6 tỷ đô. Tính chung cả ba sàn, thiệt hại ước tính lên tới 190 nghìn tỷ đồng tương đương 8,5 tỷ đô.

Giá trị vốn hoá của các cổ phiếu hàng đầu như VIC, VCB, VHM đều mất mốc 300 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn hoá của VIC hiện là gần 288 nghìn tỷ đồng; của VCB là gần 286 nghìn tỷ đồng. Toàn bộ cổ phiếu trong rổ VN30 đều đồng loạt giảm giá, trong đó có tới 16 mã giảm sàn: BVH, CTG, MBB, PNJ, SSI, BID, CTD, HDB, MWG, PLX, SBT, STB, TCB, VNM, VPB, ROS cùng nhuốm một sắc xanh xám giảm sàn. Hầu hết trong số này trắng bên mua, nhiều mã dư bán giá sàn.

Bên cạnh đó, VHM cũng đánh mất tới 5.100 đồng tương ứng 6,7% còn 70.900 đồng/cổ phiếu; GAS giảm 4.300 đồng tương ứng 6,3% còn 64.000 đồng, VCB giảm 4.000 đồng tương ứng 4,9% còn 77.000 đồng; VIC giảm 3.000 đồng tương ứng 3,4% còn 85.000 đồng. Trong số này, VHM, VCB, VNM, BID và VIC là những mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số chính. Thiệt hại do VHM là 4,86 điểm; do VCB là 4,22 điểm; do VNM là 3,81 điểm, do BID là 3,03 điểm và do VIC là 2,88 điểm.

Theo các nhà phân tích, nguyên nhân chính là từ việc Đà Nẵng mới xuất hiện các ca nhiễm cộng đồng. Các ca nhiễm có đặc điểm là nhiễm virus SARS-CoV2 chủng mới xuất hiện ở Việt Nam, có khả năng lây lan nhanh. Đồng thời chưa xác định được nguồn lây. Điều nay khiến tâm lý nhà đầu tư lo ngại dịch bệnh sẽ lan rộng, làn sóng dịch lần này bùng phát mạnh hơn lần trước

Nguyên nhân thứ hai là trong thời gian qua số lượng nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường khá đông. Theo dữ liệu Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, trong nửa đầu năm 2020 đã có thêm hơn 166.800 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở mới. Đa phần những nhà đầu tư này chưa có kinh nghiệm, còn non trên thị trường nên khi có thông tin dịch bệnh họ phản ứng tiêu cực, gay gắt, không kiểm chứng mà tiến hành bán tháo ngay.

Bên cạnh đó, ngay trong phiên ngày 27/7 đã diễn ra tình trạng kích hoạt bán tháo đối với các tài khoản vay ký quỹ. Với các cổ phiếu giá thấp, biên độ giảm sàn lớn, tích tụ giảm sàn từ 2-3 phiêu gần đây cũng khiến áp lực bán tháo tăng cao hơn. Ngoài ra, thị trường vàng có nhiều biến động, giá vàng tăng cao đã hút một lượng nhà đầu tư chuyển dòng tiền từ kênh chứng khoán sang vàng.

Thị trường chứng khoán ngày 28/7 có dấu hiệu phục hồi

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 8,89 điểm (1,13%) lên 794,06 điểm, HNX-Index tăng 2,14% lên 105,05 điểm, UPCoM-Index tăng 1,73% đạt 54,58 điểm.

Sắc xanh áp đảo tại nhóm ngân hàng. Cụ thể, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất có SHB (4,9%), TPB (3,6%), ACB (2,8%), BID (2,7%). Theo sau đó, các mã ghi nhận tỉ lệ tăng trên 2% còn có LPB, MBB, CTG. Mặt khác, cổ phiếu STB, VPB, TCB, VCB giao dịch trên giá tham chiếu. Ngược lại, chỉ hai mã trong nhóm này giảm giá gồm BVB và EIB, tỉ lệ giảm tương ứng 1% và 4,9%. Một số mã giữ giá không đổi trong phiên sáng như VIB, HDB, NVB, KLB và BAB.

Cổ phiếu khu công nghiệp hồi phục với các mã tiêu biểu như AZN (4%), SZL (3,1%), VGC (2,9%), NTC (1,8%), TIP (1,6%), KBC (1,2%). Đây cũng là nhóm còn giữ nguyên sắc đỏ trong phiên bán tháo khiến 240 cổ phiếu giảm sàn vừa qua. Về cổ phiếu GIL đã có phiên ngược dòng tăng trần hôm qua, mặc dù đang giữ tỉ lệ tăng 2,1% nhưng mã này đã giảm 3,9% so với giá mở cửa hôm nay. Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với cùng thời điểm phiên trước đó. Giá trị giao dịch tạm dừng ở 3.269 tỉ đồng, tương ứng 237 triệu đơn vị.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ