Kích cỡ quần có thể dự báo nguy cơ ung thư?

Kích cỡ quần có thể dự báo nguy cơ ung thư?
Kích cỡ quần có thể dự báo nguy cơ ung thư? ảnh 1
Kích cỡ quần áo có thể dự báo nguy cơ ung thư

Một vòng eo lớn và hông rộng là dấu hiệu tích tụ của “mỡ bên trong bụng” – thứ mỡ “ẩn” rất có hại nằm bao quanh các bộ phận bên trong bụng và có liên quan tới bệnh tiểu đường type 2, áp huyết cao và bệnh tim mạch.

Tiến sĩ Laura A.E. Hughes của trường ĐH Maastricht, Hà Lan và các đồng sự cho biết trên tạp chí Epidemiology: “Chúng ta thường biết rằng kích cỡ quần áo liên quan đến vóc dáng và gần đây kích cỡ quần áo được phát hiện còn thể hiện sự béo phì và mỡ trong bụng”

Sử dụng thông tin của gần 2.500 nam và nữ giới tham gia vào một cuộc nghiên cứu lớn về chế độ ăn và bệnh ung thư, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa kích cỡ quần áo của một người với vòng eo, hông và chỉ số cơ thể - một tiêu chuẩn để đánh giá người béo hay gầy. Cuộc điều tra cho thấy, cỡ quần và cỡ váy có tương quan với số đo vòng eo và vòng hông ở nam và nữ giới.

Tiếp đó, bà Hughes và các đồng sự đã xem cỡ quần áo có thể dự đoán nguy cơ ung thư. Với một khoảng thời gian theo dõi 13 năm, họ thấy rằng, ở nữ giới, cỡ váy càng lớn thì dự báo nguy cơ ung thư dạ con càng cao. Trong khi ở nam giới, cỡ quần càng lớn thì dự báo nguy cơ ung thư thận càng cao.

Những phát hiện này cho thấy “kích cỡ quần áo phản ánh sự phân bổ mỡ khác so với sự phản ánh qua trọng lượng và chiều cao” – Bà Hughes nói – “Kết quả của chúng tôi cho thấy cỡ quần áo là một biện pháp hữu ích để dự báo nguy cơ ung thư trong các cuộc nghiên cứu khi không có số đo vòng eo. Hơn nữa, bên cạnh việc thu thập thông tin về trọng lượng và chiều cao, thu thập các cỡ quần áo cũng hữu ích cho việc nghiên cứu bệnh tật, đặc biệt là đối với những nhóm người rất khó lấy được vòng eo do vấn đề văn hóa hoặc do quá béo phì”.

Phương Hà (Theo Reuters)

ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.