Không phải 1 mà có đến 3 ngày Valentine trong năm

GD&TĐ - Nguồn gốc ngày Valentine chỉ có 1 nhưng sau một thời gian lưu hành và phát triển, ngày Valentine đã hình thành thêm 2 ngày nữa và được rất nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng. Đó là gì?

Valentine đỏ là ngày mà các chàng trai thổ lộ tình cảm của mình với đối phương (hình minh họa).
Valentine đỏ là ngày mà các chàng trai thổ lộ tình cảm của mình với đối phương (hình minh họa).

Ngày 14/2 - Valentine đỏ 

Đây là ngày của những đôi tình nhân. Được gọi là Valentine đỏ bởi là ngày lễ truyền thống lưu truyền từ những câu chuyện thuyết kể. Đây là dịp để những người yêu nhau bày tỏ tình cảm với đối phương, trong đó họ tặng quà nhau và thổ lộ tình cảm qua những bức thư tình nồng thắm.

Vào ngày này, phái nam sẽ tặng quà và nói lời yêu thương với bạn gái của mình để bày tỏ tình cảm.

Người tặng quà cho người yêu phải là con trai bởi theo như truyền thuyết về ngày Valentine, tấm thiệp Valentine đầu tiên trên thế giới là do Giám mục Valentine tặng cho cô gái nên theo truyền thống thì vào ngày này, người nam sẽ là người tặng quà cho người nữ.

Những người đàn ông dù trẻ hay già trong ngày Valentine 14/2 mặc định trong truyền thống là người chủ động, có thể nếu không chủ động tặng quà thì cũng chủ động về lời nói. Phái nam là người có quyền chủ động trong ngày này với đối phương của mình, dù quà tặng ấy có thể tùy theo hoàn cảnh và sự phù hợp. 

Ngày 14/3 - Valentine trắng 

Không phải 1 mà có đến 3 ngày Valentine trong năm ảnh 1

Valentine trắng bắt nguồn từ Nhật Bản. Trong văn hóa người Nhật, ngày 14/2 là ngày mà phái nữ sẽ bày tỏ tình cảm với người nam và sang ngày 14/3, các bạn nam sẽ đáp trả tình cảm ấy với người yêu của mình bằng quà tặng và lời yêu thương. Đây là ngày mà phái nam có cơ hội để đáp trả tình cảm với bạn gái của họ. 

Đối với người Nhật, tình yêu luôn luôn cần sự mới mẻ mỗi ngày. Đối vợi họ, dường như tình yêu muốn kéo dài mãi và một ngày Valentine không thể đủ. Chính vì thế, họ phát triển thêm ngày lễ Tình nhân nữa. Họ lập luận rằng, Valentine là công bằng cho cả hai phái được quyền bày tỏ tình cảm, được yêu nhau nhiều hơn. 

Ngày Valentine Trắng ra đời như sau: Vào năm 1965 tại Nhật Bản, một chàng trai bán kẹo dẻo được người con gái thương thầm nhớ trộm tặng món quà trong ngày Valentine 14/2. Anh ta vô cùng cảm động và sau đó rất muốn đáp trả lại tình cảm của cô gái ấy. Anh thức trắng đêm để làm tặng nàng một hộp kẹo rất đẹp trắng như tuyết. Anh tặng cô vào ngày 14/3 và đó chính là sự tích Ngày rắng. 

Đến ngày nay, Ngày Trắng dần được mọi người "chuyển thể" thành White Valentine, White Day. Ngày đáp trả không còn gì ý nghĩa hơn là việc người ta đáp trả lại người yêu mến mình bằng những món quà hoặc lời nói thật cảm động và chân thành.

Điều này nhanh chóng được thanh niên đón nhận một cách nồng nhiệt không chỉ ở thanh niên mà lan tỏa ra khắp các lứa tuổi. Ngày nay, Valentine Trắng là ngày mà các cô gái Nhật Bản đều mong muốn được nhận lại món quà để chứng tỏ tình cảm của chàng trai mình thương mến. Trong ngày này, ở Nhật các chàng trai sẽ tặng lại các cô gái một món kẹo dẻo trắng hoặc socola màu trắng. 

Ngày 14/4 - Valentine đen 

Không phải 1 mà có đến 3 ngày Valentine trong năm ảnh 2

Valentine đen được xem như là ngày dành cho những người cô đơn. Thật sự rất bất công nếu chỉ có ngày của những người yêu nhau. Thế còn những người cô đơn thì sao? Vì lý do này nên họ cần có dịp để hội tụ với nhau trong một không gian nào đó để cùng nhau ăn uống, chia sẻ với nhau về sự thiếu may mắn trong tình cảm. Quả là sự tinh tế phải không?

Đây là ngày xuất xứ từ Hàn Quốc. Món ăn truyền thống được người Hàn Quốc dùng trong ngày này thường là mì Jachang (món mì với nước sốt đậu đen). 

Khi xã hội ngày càng phát triển, thế giới văn minh lên ngôi. Có nhiều quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng những ngày Valentine trắng và Valentine đen. Nhưng đối với riêng Việt Nam, chúng ta dường như chỉ mong chờ và đón nhận duy nhất ngày Valentine 14/2.

Tuy nhiên, từ những thông tin của du học sinh Hàn Quốc, ngày nay rất nhiều nam nữ thanh niên Việt Nam tại Hàn Quốc cũng tổ chức ngày Valentine đen khi họ chưa có dịp gặp gỡ đối tác của mình. Không có đúng, không có sai, chỉ là quan niệm và họ xem đó là cái cớ để cùng nhau hội tụ chuyện phiếm và tự an ủi nhau qua cuộc vui vô hại này. 

Với những ai tôn thờ chủ nghĩa độc thân thì ngày Valentine đen là cơ hội để dành cho nhiều hoạt động vui chơi, giải trí có lý do. Người độc thân Hàn Quốc thường mặc những bộ trang phục đẹp nhất, cùng nhóm bạn thân dạo phố, thư giãn, cho phép mình mua sắm hoặc ăn uống… Họ rủ nhau lang thang và tự do thưởng cho mình một món quà yêu thích hoặc rủ nhau tới rạp chiếu phim. 

Có một số người lấy ngày Valentine đen là dịp để dành thời gian tự tay nấu những món ăn yêu thích thết đãi bạn độc thân giống mình và cùng cầu chúc đám bạn hãy mau tìm một nửa còn lại cho mình.

Lễ thất tịch 7/7 âm lịch

Không phải 1 mà có đến 3 ngày Valentine trong năm ảnh 3

Ngày này được coi là ngày lễ tình nhân xa xưa của Trung Quốc. Ngày nay, xã hội hóa phát triển và họ cũng xem ngày Valentine 14/2 theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, người Trung Quốc vẫn xem ngày thất tịch là ngày lễ tình nhân của họ. 

Trong ngày này, các cặp đôi yêu nhau sẽ cùng nhau lên chùa cầu chúc cho tình yêu của mình và mang về một cành hoa huệ trắng. Họ quan niệm, cành hoa của ai héo trước thì người đó yêu người kia ít hơn.

Các cặp yêu nhau lấy ngày này làm ngày thể hiện tình yêu với người thương. Trong khi những người độc thân sẽ chuẩn bị hoa quả với hy vọng có được tình yêu trong tương lai, còn các cặp yêu nhau cầu nguyện hạnh phúc đời đời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.