Không nên tự ý sử dụng viên thuốc ngậm chữa ho.

Mẹ tôi năm nay 61 tuổi, mỗi khi thời tiết thay đổi, mẹ tôi hay bị ho. Mỗi lần như vậy mẹ tôi thường xuyên dùng viên ngậm để chữa ho và dùng kéo dài. Xin bác sĩ tư vấn giúp việc dùng viên ngậm thường xuyên, kéo dài như vậy có tốt không? - Lê Thị Anh (Thanh Hoá)

Không nên tự ý sử dụng viên thuốc ngậm chữa ho.

* Trả lời:

Ho là phản xạ tự vệ của họng mỗi khi có các vật chất lạ xâm nhập vào vùng này gây kích thích và phản ứng tự vệ của họng xảy ra nhằm đáp trả để loại bỏ trong lòng đường thở ra ngoài, làm sạch, thông thoáng đường thở. 

Tuy nhiên, ho chỉ là triệu chứng của bệnh, còn nguyên nhân thì lại rất khác nhau. Ho có thể do cảm lạnh, viêm mũi họng, dị ứng, với trẻ em thì có thể do viêm VA, chảy mũi hay thậm chí là có dị vật trong đường thở… 

Vì vậy, khi dùng thuốc, cần phải xem xét nguyên nhân gây bệnh chứ không thể tự ý mua thuốc về sử dụng.

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại viên ngậm khác nhau, tạo cảm giác dễ chịu. Vì vậy, khi bị ho, nhiều người có thói quen mua các loại thuốc ngậm dạng viên về dùng. 

Mặc dù có công dụng giúp làm dịu cơn ho, làm dịu thanh quản, giúp tiêu đờm và sát trùng đường hô hấp, hỗ trợ điều trị các chứng ho, đau họng, khản giọng, song sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Việc tự ý sử dụng các loại thuốc, trong đó có thuốc ngậm, sẽ làm ức chế ho, giảm ho là rất nguy hiểm. Bởi khi ức chế ho, đờm không tiết ra ngoài được mà bị ứ lại, trở thành viêm đường hô hấp mạn tính. Khi bị ho kéo dài nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được khám và tư vấn cách dùng thuốc phù hợp.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh đội nắng ra về sau buổi thi đánh giá năng lực ở Đại học Quốc gia TP HCM ngày 7/4. Ảnh minh họa: VNUHCM

'Hạ nhiệt' cho sĩ tử

GD&TĐ - Nắng nóng kéo dài những ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh các địa phương.
Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.