Những hiện tượng "hiếm có khó tìm" trong tự nhiên

Có nhiều hiện tượng lạ lùng như mưa động vật, băng trôi có sọc màu sặc sỡ, hay vòi rồng lửa khổng lồ...

Những hiện tượng "hiếm có khó tìm" trong tự nhiên

Mưa động vật

Tại một số quốc gia trên thế giới từng xảy ra những cơn mưa kỳ lạ mang theo hàng nghìn con cóc rơi từ trên trời xuống.

Phần lớn các nhà nghiên cứu tự nhiên học cho rằng, trước đó đã có một trận lốc xoáy mạnh cuốn theo những con cóc và nhái. Khi lốc suy yếu, mưa xuất hiện, thì chúng cũng rơi xuống đất.

Tuy nhiên, đó chỉ là giải thuyết, thực tế, cơn mưa cóc vẫn còn là hiện tượng bí ẩn mà con người chưa lý giải được.

Thủy triều xanh

Nguyên nhân của hiện tượng này là loại tảo đơn bào dinoflagellate. Chúng nổi trên mặt biển, và di chuyển quanh các luồng nước.

Chúng tạo ra những xung điện proton nhạy điện áp, kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, và hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.

Khả năng phát quang còn được loại tảo này sử dụng như một thứ vũ khí lợi hại ngăn chặn mối đe dọa từ các sinh vật khác.

Mặt trời xanh

Hiện tượng đặc biệt này xảy ra khi Mặt trời nằm rất thấp, chỉ một phần nhỏ nhô lên khỏi đường chân trời. Mép trên của Mặt trời xuất hiện màu xanh trong 1 - 2 giây.

Nguyên nhân chính là do sự tán sắc ánh sáng trong khí quyển khi ánh sáng từ Mặt trời đi qua lớp không khí dày.

Nấm phát sáng trong đêm

Trên lý thuyết, loại nấm này có khả năng tỏa sáng nhờ hỗn hợp chất hóa học luxiferin và luciferase hỗ trợ các phản ứng tạo ra dung dịch phát quang.

Tuy nhiên, cho tới hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng xác thực việc xuất hiện của luciferin và luciferase trên nấm phát quang.

Tuyết cuộn tròn thành hình ống

Hiện tượng cực hiếm thấy này chỉ xảy ra khi có sự kết hợp giữa các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, địa hình và tuyết.

Các cuộn tuyết hình thành trên vùng đất trống bằng phẳng hoặc hơi nghiêng, bề mặt được bao phủ bởi một lớp băng nhẵn hoặc tuyết cứng. Gió sẽ làm dày thêm cuộn tuyết.

Mặt trời giả

Mặt trời giả là hiện tượng hai, ba hay nhiều "Mặt trời" xuất hiện cùng lúc, trong đó, mặt trời thật sáng hơn các phiên bản giả.

Hiện tượng thiên văn này rất hiếm thấy, tạo thành do sự khúc xạ ánh sáng của các tinh thể bụi đá trong các đám mây ở trên cao tạo nên.

Tảng băng trôi màu mè

Tảng băng ấn tượng có nhiều màu vàng, nâu, đen và xanh da trời… được hình thành từ hàng nghìn năm trước, hiện đang trôi nổi trong khu vực biển ở Nam cực.

Một số đường sọc do lớp băng tan chảy và đông cứng tạo ra. Những đường kẻ khác hình thành do nước biển đông cứng, tảo, đất cát và bụi bám vào.

Vòi rồng lửa

Cơn lốc lửa này được hình thành khi ngọn lửa có sức nóng cực độ kết hợp với luồng gió mạnh. Gió sẽ biến nó thành một dải dài có hình dáng như vòi rồng, kèm theo các mảnh vỡ và khí gas.

Hiện tượng kỳ lạ này còn được biết đến với tên gọi là "con quỷ lửa". Nó thường có diện tích rất hẹp nhưng có thể cao tới 30m.

Theo Đất Việt

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.